10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Côn trùng không phải là loài động vật to lớn nhất nhưng chúng lại là một trong những loài nguy hiểm nhất trên thế giới.

Điều bất ngờ là chỉ bằng một vết cắn cực nhỏ của côn trùng nguy hiểm cũng đủ để kết liễu cuộc đời bạn chứ không phải những đòn tấn công mạnh mẽ. Dưới đây là 10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Côn trùng luôn đóng một vai trò nhất định trong lịch sử và có mặt cả trong những bước tiến của y học thế giới. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn khái niệm về côn trùng thì hãy hình dung đơn giản như thế này, thân côn trùng được chia làm ba phần và đa số trong số chúng có sáu chân. Nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt như loài nhện và rết thì ít ai lại đi đếm số chân của chúng.

1. Bọ cánh nửa

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?

Tác hại của bọ cánh nửa

Bọ cánh nửa, đôi khi còn được gọi là Bọ hôn, có xu hướng ăn nhựa cây của một số loài thực vật. Tuy nhiên, chúng còn được biết đến là kẻ truyền bệnh Chagas – một căn bệnh nguy hiểm đối với con người.

Bọ hôn (Triatomines). Loài này được Charles Darwin phát hiện ra từ thế kỷ 19. Có khoảng 138 loài bọ hôn này. Chúng được biết đến như là vật chủ của loài ký sinh Trypanosoma cruzi, loài ký sinh có thể gây chết người. Chúng sống bằng máu của động vật có xương sống và một vài loài hút cả máu của động vật không xương sống. Loài bọ này thường làm tổ trong hoặc ngoài nhà. Có khoảng 45.000-50.000 người chết hàng năm vì bị loài bọ này đốt.

Hầu hết các côn trùng thuộc bộ cánh nửa ăn cỏ, nhựa cây, một số khác ăn thịt, ăn các loại côn trùng khác thậm chí có thể ăn những động vật có xương sống nhỏ. Rệp hút máu thuộc họ Reduviidae có thể lây truyền trùng roi Trypanosoma vào máu và làm chết vật chủ.

Một số họ thuộc bộ cánh nửa thích nghi với cuộc sống ở dưới nước, ví dụ như bọ gạo (Notonectidae) và bã trầu (Nepidae), chúng chủ yếu ăn thịt, có chân như mái chèo để di chuyển trong nước. Các loài gọng vó (Geridae) lại lợi dụng sức căng bề mặt của nước để có thể đứng trên những vũng nước đọng, chúng bao gồm cả chi Halobates (gọng vó biển), nhóm côn trùng duy nhất là sinh vật biển thật sự.

2. Ong bắp cày Châu Á

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-1

Tác hại của ong bắp cày Châu Á

Ong bắp cày Châu Á là một trong những loài ong nổi tiếng nhất trên thế giới. Chúng có thể phát triển lên tới 3 inches (7,6cm) khi trưởng thành, và một vết chích nhỏ cũng đủ để lấy mạng bạn. Một khi đánh hơi được con mồi, chúng sẽ không bỏ cuộc mà truy đuổi tới cùng cho đến khi bao vây được nó.

Sự nguy hiểm ở loài ong này thể hiện ở nọc độc mà chúng gây ra cho hệ thần kinh của con người khi chúng đốt và đe dọa tính mạng con người khi không được cứu chữa kịp thời. Đồng thời chúng có khả năng phá hoại sự đa dạng sinh học khi chúng xơi tái những con ong bản địa khác. Ong bắp cày là loại côn trùng có khả năng thích nghi cao, tồn tại khắp mọi nơi. Chúng ăn các loại côn trùng khác như ruồi, bọ cánh cứng,…

Ong bắp cày Châu Á là loài ong lớn nhất và nguy hiểm nhất. Chúng thuộc loại côn trùng sống ở khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á. Ong bắp cày phát triển nhanh với quy mô rộng và rất khó để tiêu diệt. Người dân thậm chí đã phải dùng máy bay không người lái để tiêu diệt những con ong này. Ngoài ra họ còn phải sử dụng cần câu tay để phun thuốc trừ sâu. Loài ong này là loài gây nên thiệt hại cho nghề nuôi ong.

Ở nước ta loài ong này còn có tên gọi là ong vò vẽ, ong bò vẽ,….

3. Kiến quân đội Siafu

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-2

Tác hại của kiến quân đội Siafu

Kiến quân đội Siafu là một trong những loài đáng sợ nhất. Chúng sống du canh du cư, ở một nơi từ vài ngày đến vài tháng cho đến khi vùng đó không còn gì để ăn.

Kiến quân đội Siafu, đôi khi được gọi là kiến châu Phi, khá nổi tiếng với việc tàn phá cả một ngôi làng chỉ với một đàn kiến duy nhất. Chúng nguy hiểm đến nỗi khi có thể tấn công và bao vây con người rồi khiến họ ngạt thở. Trung bình mỗi năm loài kiến này có thể giết từ 20 đến 50 người.

Tuy sống du mục nhưng mỗi khi dừng chân, thuộc địa do chúng cai quản vô cùng to lớn, thậm chí lớn hơn cả kiến lửa. Một đàn kiến ăn thịt này có thể lên tới 22 triệu con.

Điều khiến loài kiến này trở nên vô cùng đáng sợ chính là khẩu vị ăn thịt của chúng. Có thể nói rằng, trên đường mà chúng đi qua, chỉ cần chậm chân một chút, mọi con vật đều có thể trở thành mồi ngon của cả đoàn kiến đông nhung nhúc.

Không những thế, chúng còn vô cùng hiếu thắng. Chỉ cần một con gặp nguy hiểm, cả đàn kiến sẽ lao vào cắn xé đối thủ. Nếu như kiến lửa đốt và tiêm nọc độc vào đối thủ thì kiến ăn thịt châu Phi lại có sở thích cắn vào da thịt kẻ thù. Chính vì vậy, vết thương do chúng gây ra rất đau đớn.

Chính sở thích ăn thịt kinh dị khiến chúng trở thành cảm hứng của các nhà làm phim và đã từng xuất hiện trong nhiều bộ phim như Indiana Jones hay Kingdom of the Crystal Skull.Điều đáng sợ nhất chính là trí thông minh của nó. Chúng biết lên kế hoạch trước khi tấn công, đặc biệt là khi tấn công một tổ mối – món ăn ưa thích của cả đàn.

4. Ong bắp cày

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-4

Tác hại của ong bắp cày

Loài ong bắp cày, sở hữu những chiếc sừng và lớp áo khoác vàng nổi tiếng, thường thì chúng có khuynh hướng sống bầy đàn, chúng khá thông minh nhưng lại rất hung dữ và thường tấn công con người. Đối với những người bị dị ứng với nọc độc hay vết chích của ong sẽ tử vong nhanh chóng nếu không nhận được sự cứu chữa kịp thời. Thông thường, các cú sốc phản vệ là nguyên nhân chính gây tử vong trong trường hợp này.

5. Châu chấu

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-5

Tác hại của Châu chấu

Châu chấu không thực sự giết chết con người, chúng chỉ ăn một cách không ngừng nghỉ loại thức ăn mà chúng ưa thích bất kể đó có là gì. Đặc biệt, loài côn trùng đông đúc này có thể trải dài ra hàng ngàn mét vuông và phá hoại rất nhiều mùa màng mỗi năm.

Châu chấu phàm ăn, lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng, nên khả năng sinh sôi vô cùng lớn, nguy cơ gây hại cây cối, mùa màng là rất ghê gớm. Trên thế giới và ngay tại nước ta cũng đã nhiều lần xảy ra đại dịch châu chấu. Bởi chúng bay đến đâu là phá hoại mùa màng, ăn lá cây, ngọn lúa, gây ảnh hưởng lớn đến quần thể thực vật, ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các sinh vật còn lại trong hệ sinh thái trên cạn.

Châu chấu non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hoại. Hoạt động phá hoại chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Chúng ăn khuyết lá, lủng thành mảng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép trắng. Ngoài ra, châu chấu cũng hoạt động mạnh vào khoảng 7-10 giờ và 16-17 giờ mỗi ngày. Châu chấu di chuyển thành bầy, liên tục ăn, giao phối và đẻ con, vì thế chúng có khả năng hủy diệt bất cứ môi trường chứa thực vật nào.

6. Kiến lửa

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-6

Tác hại của kiến lửa

Trước hết, mỗi năm có khoảng 150 ca tử vong và hàng triệu cây trồng thiệt hại là do kiến lửa, điều này khiến cho chúng trở thành một trong những loài côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới. Chúng thường ăn thực vật, sống thành bầy và khá hung dữ với con người.

Những loài kiến khi cắn có thể mang lọc độc gây ra gặp phải tình trạng di ứng khá nghiêm trọng với những loại con người, bên cạnh đó kiến cũng là tác nhân gây lên bệnh  đậu mùa, tiêu chảy và nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm độc thức ăn cho con người gây tổn hại tới sức khỏe của xã hội.

7. Ruồi Tsetse

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-7

Tác hại của ruồi Tsetse

Ruồi Tsetse (Xê xê) hay còn gọi là ruồi tik-tik có danh pháp khoa học Glossina, là một loài trung gian truyền bệnh hết sức nguy hiểm. Chúng sinh sống phổ biến trong những vùng nhiệt đới ở Châu Phi. Chính sinh vật nhỏ bé này là thủ phạm gieo rắc cái chết cho 50 – 500 ngàn người và 3 triệu gia súc mỗi năm.

Sau khi bị ruồi tsetse đốt, nạn nhận có thể mắc một căn bênh gọi là bệnh ngủ do ký sinh trùng Trypanosoma lây lan từ vết đốt gây ra. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có triệu chứng sốt, đau đầu, đau ngứa cơ khớp. Sau vài tuần đến vài tháng sau, người bệnh rơi vào trạng thái lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, sau đó hôn mê và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Một chứng bệnh tương tự cũng sảy ra đối với các loài động vật khi bị đốt bởi loài ruồi nguy hiểm này.

Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ở Châu Phi, ruồi tsese cũng được xác định là trung gian lây lan bệnh dịch hạch đông vật làm chết hàng loạt gia súc, thậm chí con số bị chết lên tới 90%. Điều này đẩy châu lục vốn đã khô cằn vào những nạn đói khủng khiếp do sản lượng thịt, sữa giảm mạnh, vấn đề trồng trọt, canh tác bị ảnh hưởng trầm trọng do không có gia súc làm sức kéo. Nhiều bộ lạc du mục sống chủ yếu nhờ vào đàn vật nuôi, do đó mà lâm cảnh khốn cùng.

Không những mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, ruồi tsetse còn có vòng đời lâu hơn các loài ruồi khác và rất khó tiêu diệt. Một con đực có thể sống từ hai đến ba tuần trong khi con cái có thể sống từ một đến bốn tháng. Với cấu tạo cơ thể cứng cáp hơn ruồi nhà, tsetse không dễ dàng bị hạ gục bằng những thiết bị đèn diệt côn trùng thông thường.

8. Ong sát thủ

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-8

Tác hại của ong sát thủ

Danh tiếng sát thủ của chúng tới từ chính vũ khí bí mật mà chúng mang theo: những vết đốt chết người!

Với vết chích dài tới 6,35 mm, trong nọc độc lại chứa Acetylcholine liều cao và một loại enzyme có thể hòa tan… thịt người.

Khi bị đốt quá nhiều có thể dẫn tới các chứng sốc hoặc tê liệt chức năng thận của nạn nhân, đồng thời tấn công vào hệ thần kinh, làm tổn thương mô, làm nạn nhân đau đớn cùng cực.

Nạn nhân sẽ chết nếu bị đốt quá nhiều mà không chữa trị kịp thời. Sau 2 giờ bị tiêm chất độc, xác suất để nạn nhân sống sót chỉ còn 2 %.

Do đó, bị một đàn ong sát thủ hung hăng tấn công vô cùng nguy hiểm vì bạn không có cơ hội chạy thoát. Đáng sợ hơn, trong nọc của chúng còn tiết ra mùi đặc trưng, chính mùi này làm thu hút đồng loại tới tấn công nạn nhân.

Tại Nhật, loài ong này được xếp vào loài vật nguy hiểm nhất Nhật Bản (không khác gì gấu và rắn độc) khi gây ra cái chết của trên 40 người hằng năm. Nhiều hơn bất cứ động vật nguy hiểm nào khác. Tại Trung Quốc, nạn nhân của chúng lên tới hàng ngàn người.

9. Bọ chét

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-9

Tác hại của bọ chét

Bọ chét là một trong số những loài côn trùng gây khó chịu nhất trên thế giới, nhưng điều này không có nghĩa là những vết cắt nhỏ của chúng đều gây chết người. Tuy nhiên, chúng lại là kẻ lây truyền rất nhiều căn bệnh nguy hiểm nhất, đặc biệt là bệnh dịch hạch.

Con người thường bị bọ chét mèo (Ctenocephalis felis) chích đốt máu nhiều nhất, sau đó là bọ chét chó (Ctenocephalis canis). Bọ chét mèo và chó có thể tìm thấy ở cổ, ở bụng của mèo và chó.

Một loại bọ chét có vai trò truyền bệnh quan trọng có thể gây thành dịch là bệnh dịch hạch. Dịch hạnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đầu tiên dịch hạch xảy ra ở các động vật hoang dại như chuột và các loài gậm nhấm khác. Con người có thể bị nhiễm bệnh dịch hạch do bọ chét hút máu động vật mắc dịch hạch và truyền sang cho người qua vết chích đốt.

10. Muỗi Anopheles (Muỗi sốt rét)

10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới là những loài nào?-10

Tác hại muỗi Anopheles

Một con muỗi cũng có thể truyền bệnh khiến con người phát điên và một vết đốt của chúng thậm chí còn có thể giết chết họ. Chúng thường hút máu và sau đó truyền bệnh sốt rét – căn bệnh nguy hiểm gây tử vong nhiều hơn bất kỳ loài côn trùng nào khác.

Muỗi ưa thích vật chủ, nơi đốt máu, thời gian đốt máu và tập tính trú đậu, tiêu máu khác biệt với các loài muỗi khác. Loài Anopheles sinh sống ở trong rừng chủ yếu đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn… Khi có người đi vào rừng và hiện diện tại đây, muỗi Anopheles chuyển sang đốt máu người. Chúng có khả năng đốt máu người cả ở trong nhà và ngoài nhà.

Tại Việt Nam, hoạt động đốt máu người của muỗi Anopheles phổ biến từ khoảng 20 giờ đến 24 giờ. Vùng sốt rét lưu hành nặng ở rừng núi thường có sự hiện diện của Anopheles, tại nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tập quán ngủ màn còn hạn chế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ