Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Rất nhiều sinh vật, kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết. Đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu tỉ mỉ thì có thể phát hiện, đối với vi khuẩn và đại đa số động vật nguyên sinh thì chết không phải là một kết quả tất nhiên, điều này là như thế nào? Tại sao sự sống lại phải chết?

Chúng ta đều biết, bản chất của sự sống là gen di truyền. Do tác dụng của các nhân tố bên ngoài như tia tử ngoại, ô nhiễm v.v. và sự thay đổi bên trong của các tế bào, kết cấu gen sẽ không thể tránh được phát sinh tổn thương nhất định. Thông thường, tổn thương này có thể bị loại bỏ thông qua chức năng phục hồi của chính tế bào, nhưng nếu như sự tổn thương đã đạt đến mức độ nhất định thì sự phục hồi là rất khó khăn hoặc không thể phục hồi được hoàn toàn, dẫn đến sự lão hoá của các cơ quan, của các tế bào, cuối cùng dẫn đến cái chết của sinh vật.

Chết là một kết cục không thể tránh được. Vậy thì tại sao còn có sinh vật không bao giờ chết? Nguyên nhân của cái gọi là những vi khuẩn hay một số động vật nguyên sinh không chết là vì chúng có một khả năng tự phục chế rất mạnh. Lấy trùng biến hình amíp làm ví dụ. Sinh vật loại nhỏ này trong thời gian rất ngắn, thông qua phân tách có thể tự phục chế với số lượng lớn. Như vậy, cho dù một vài cá thể có thể lão hoá, có thể chết, nhưng cá thể khác vẫn đang phục chế, chỉ cần điều kiện dinh dưỡng cho phép thì chúng vẫn có thể phục chế không ngừng.

Bởi vậy, người và động vật đa tế bào khác sở dĩ có thể chết là do trong tế bào có cơ chế ngăn chặn sự phân tách không hạn chế, giống như lắp một bộ phanh xe tốt. Nếu không phải như vậy thì loài người chúng ta không thể tưởng tượng nổi sẽ đông đến như thế nào. Nếu như bộ phanh xe nào đó mất tác dụng, tế bào ở đó cứ liên tục phân tách, sinh sôi không hạn chế, cuối cùng sẽ hao mòn hết toàn bộ chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật, tế bào đó sẽ trở thành tế bào ung thư.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ