“Nếu như bạn có một bình thuỷ tinh nuôi một, hai con tôm nhỏ, sau giờ học, ngồi yên lặng quan sát nó bơi về phía trước bằng cách nào, nhảy lùi về phía sau như thế nào, và dùng càng lấy thức ăn cho vào trong mồm bằng cách nào thì có thể tăng thêm nhiều kiến thức về động vật học. Bạn xem cơ thể của tôm được phân thành rất nhiều đốt, trên bề mặt các đốt có khoác vỏ cứng, có rất nhiều đốt chân linh hoạt, trong thân còn có mang dùng để thở thích ứng với cuộc sống trong nước. Bạn có thể đã biết động vật nhỏ này có dòng họ tương đối lớn, tên gọi dòng họ của chúng là “”động vật giáp xác””. Không chỉ có các loại tôm mà còn có rất nhiều giống cua, thậm chí ấu trùng nuôi cá vàng đều thuộc dòng họ này. Bởi vì những động vật này đều có những đặc điểm của tôm, các nhà động vật học đã quy chúng thành một loài là động vật giáp xác. Giống với động vật loài này như bướm, rết, bò cạp, nhện…, tuy không sống ở trong nước, cũng không có vỏ cứng giống như tôm nhưng chúng cũng có chân linh hoạt và phân ra thành đốt, các nhà động vật học đã kết hợp những động vật này và động vật giáp xác thành một loài động vật tiết túc (chân đốt).
Chủng loại động vật của giới tự nhiên rất nhiều, theo thống kê, ước tính sinh vật hiện nay có khoảng 1.500.000 loài thì động vật đã chiếm hơn 1.000.000 loài. Để nhận biết, nghiên cứu và sử dụng động vật thì phải phân loại chúng.
Mặc dù các loài động vật khác nhau có hình thái không giống nhau, nhưng động vật cùng một loài về hình dáng thường có rất nhiều điểm giống nhau. Các nhà động vật học căn cứ vào sự đồng nhất và sự khác biệt, từ nhỏ đến lớn của động vật, phân chúng ra thành nhiều loại. Loài hay còn được gọi là “”giống”” là loại nhỏ nhất, cũng là đơn vị cơ bản trong phân loại động vật. Những loài gần giống nhau tập hợp thành chi, những chi gần giống nhau lại tập hợp thành “”họ””, “”họ”” tập hợp thành “”bộ””, rồi “”bộ”” lại tập hợp thành “”lớp””, “”lớp”” tập hợp thành ngành. Ngành tập hợp lại thành giới. Giới là đơn vị lớn nhất trong phân loại. Giới động vật, giới thực vật. Hiện nay giới động vật tất cả được phân thành 20 loại, trong đó chủ yếu có mấy loại sau: loại động vật nguyên sinh, như trùng đế giầy, amíp; động vật hải miên (bọt biển); loại động vật ruột khoang như sứa, san hô; loại giun dẹt, như oa trùng, trùng hút máu…; loại giun tròn, như giun đũa và trùng kí sinh khác sống kí sinh vào cơ thể thực vật và động vật; loại giun đốt, như giun đất, tằm cát, đỉa…; động vật nhuyễn thể, như ốc, cá mực…; loại động vật tiết túc, như tôm, cua, côn trùng…; loại động vật da gai, như hải sâm, hải hoàng…; loại động vật có xương sống, như cá, ếch, rùa, rắn, chim, thỏ…
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. sự gia tăng và tích luỹ kiến thức về động vật học, con người ngày càng đi sâu vào những biện pháp và phương pháp phân loại đặc trưng của động vật. Hiện nay, người ta không chỉ căn cứ vào hình dáng để tiến hành so sánh mà còn cùng các phương pháp như phôi thai học, hoá học sinh vật, toán học… để phân loại động vật. Các cấp nhóm loài động vật do xếp từ nhỏ đến lớn, không phải là con người sắp xếp theo sự thống nhất và sự khác biệt của bề ngoài động vật, mà là sắp xếp theo lịch sử phát triển của động vật. Động vật cùng một loài là động vật tương đối giống nhau, ví dụ như tôm với cua, không chỉ cùng là lớp động vật giáp xác, mà còn là bộ mười chân, chúng đều có 5 đôi càng dùng để bò, đôi càng thứ nhất, thông thường đều thành hình gọng kìm. Xếp tôm và cua vào cùng trong lớp động vật giáp xác, bộ mười chân, không chỉ do chúng giống nhau về mặt hình dáng, đồng thời cũng đã phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa chúng. Các nhà khoa học đã phát hiện, trong hàng loạt quá trình, khi tôm, cua từ trứng biến thành thân hoàn chỉnh, có mấy thời kì ấu trùng đều có chỗ giống nhau. Sau đó thịt ở phần bụng của cua thoái hoá, và xếp phần dưới đầu bụng, yếm chính là phần bụng của cua. Điều này đã chứng minh quan hệ họ hàng của chúng là rất gần.
Còn giữa các loài không giống nhau, có loài quan hệ họ hàng tương đối gần, có loài lại tương đối xa. Như tế bào biến hình ở trong cơ thể động vật xương xốp rất nhiều, tế bào thể vách có rất nhiều công năng, tuy chúng thuộc về động vật đa tế bào nhưng lại giống với hành vi đơn tế bào, nên quan hệ họ hàng của chúng tương đối gần. Còn như giun đất trong loại động vật giun đốt…, cơ thể của chúng đều có đốt, còn động vật trong loài động vật tiết túc, cơ thể cũng có đốt, vì vậy quan hệ họ hàng tương đối gần. Ngược lại, đặc trưng hình dáng của một số loài không giống nhau như vậy, thì quan hệ họ hàng tương đối xa. Căn cứ vào sự xa gần của quan hệ họ hàng, có thể xếp quan hệ của các loài động vật thành “”cây hệ thống””, động vật phía dưới “”cây”” là nguyên thuỷ, phía trên “”cây”” là động vật bậc cao.
Nghiên cứu về sự phân loại của động vật, về mặt lí luận và thực tiễn đều rất hữu ích. Quan hệ họ hàng của động vật chính là quan hệ biến đổi của động vật. Sự xuất hiện và phát triển của thuyết tiến hoá trước sau vẫn có mối liên hệ với phân loại động vật.”