Hải sâm sau khi bị mất đi nội tạng tại sao không bị chết?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Hải sâm là một loài động vật nhỏ sống ở biển, nhưng nó không linh hoạt như loài cá có thể bơi nhanh trong nước. Chính vì vậy, khi gặp phải kẻ địch đuổi theo, nó thường áp dụng thuật phân thân “”vứt xe bảo vệ tướng””, đó chính là đột ngột vứt đi nội tạng của mình, phân tán sự chú ý của kẻ địch để thừa cơ trốn thoát. Rất kì lạ là hải sâm mất đi nội tạng lại không chết, chỉ cần sau khi sinh sống ổn định nó lại có thể mọc ra “”lục phủ ngũ tạng”” mới.

Tại sao loài người hay động vật bậc cao mất đi nội tạng sẽ bị mất đi sinh mạng, còn hải sâm lại không? Trên thực tế, đây là một vấn đề khả năng tái sinh mạnh yếu. Động vật bậc thấp, đồng thời cũng bao gồm cả thực vật có khả năng tái sinh tương đối mạnh. Sau khi chúng bị thương hay bị mất đi một bộ phận nào đó của cơ thể có thể làm kín miệng vết thương tương đối nhanh, hoặc làm sống lại phần thân thể bị mất đi. Hải sâm thuộc động vật bậc thấp, nó có thể mọc lại nội tạng chính là ví dụ điển hình về khả năng tái sinh mạnh. Còn động vật bậc cao sau khi bị thương, do khả năng tái sinh tương đối yếu, nói chung chỉ có thể làm kín miệng vết thương, chứ không thể mọc lại một phần thân thể và tứ chi nào đó hay một cơ quan nội tạng nào đó.

Khả năng tái sinh mạnh của động vật bậc thấp đôi khi làm người ta kinh ngạc.

Trước đây, có ngư dân nuôi con hàu và một số động vật nhuyễn thể khác có thể ăn được ở bờ biển. Do ở trong vùng biển này có một loại sao biển sinh sống, nó là kẻ địch của con hàu, thường ăn thịt bên trong của vỏ sò, làm cho ngư dân bị tổn thất hàu rất lớn. Để trừng phạt những kẻ đáng ghét này, người ngư dân chỉ cần bắt được con sao biển, xé chúng làm hai mảnh hoặc chặt thành mấy đoạn vứt xuống biển. Không ngờ “”thi thể bị cắt nát”” của sao biển không những không chết đi, trái lại mỗi đoạn đều thành một con sao biển hoàn chỉnh khác số lượng trở nên ngày càng nhiều. Sự phát sinh của bi kịch này chính là kết quả do ngư dân không hiểu rằng sao biển có khả năng tái sinh mạnh mẽ như vậy.

Ngoài vấn đề này, sau khi giun đất bị cắt đoạn, qua khả năng tái sinh có thể làm cho mình khôi phục lại như cũ; một nhãn cầu của cua nếu như bị hỏng lại có thể mọc ra một nhãn cầu mới rất nhanh. Điều khiến người ta kinh ngạc là, đưa một loài thuỷ tức thuộc động vật xoang tràng chặt thành mấy đoạn nhỏ, không chỉ mỗi đoạn đều có thể sinh ra một con thuỷ tức nhỏ, mà sau khi đầu của nó bị bổ ra lại có thể thành một con thuỷ tức quái vật hai đầu.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ