Mắt của “cá bốn mắt ” đặc biệt như thế nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Mỗi người khi đang bơi ở bể bơi đầu ngập trong nước và cố mở mắt để nhìn tứ phía, cảm giác những thứ nhìn thấy trong nước đều mờ mờ không rõ. Chúng ta chỉ cần dùng sự suy đoán logic đơn giản để hình dung một con cá thích hợp với cuộc sống dưới nước, quan sát cảnh quan bên ngoài môi trường nước cũng rất khó khăn. Có thể nhận định rằng, cấu tạo của mắt cá và mắt người không giống nhau. Cá chỉ có thể nhìn thấy trong nước, còn mắt người chỉ thích hợp nhìn vật ở trên cạn.

Một điều con người không thể ngờ là, ở một số sông nhiệt đới của Châu Mĩ có một loài cá bốn mắt. Tên của nó đương nhiên gọi là cá bốn mắt nhưng trên thực tế chỉ có hai mắt, nhưng nó có thị giác song trùng như của người và cá. Mỗi một mắt của cá đều chia làm hai bộ phận trên và dưới, mỗi bộ phận có khoảng cách nhìn riêng, ở giữa có một lớp ngăn cách. Tinh thể của bộ phận trên cùng có sự liên hệ với con ngươi ở lưng phía trên mặt nước rất giống mắt người, dựa vào tác dụng bù đắp của khúc xạ có thể nhìn được thế giới trên không trung. Bộ phận tinh thể phía dưới có sự liên hệ chặt chẽ với con ngươi ở bụng phía dưới nước, trở thành con mắt cá điển hình có thể quan sát thế giới trong nước. Do vậy, loại cá này vừa có thể nhảy lên khỏi mặt nước bắt những loài côn trùng bay lại vừa có thể bơi dưới nước bắt động vật loại nhỏ và trốn tránh nguy hiểm. Hệ thần kinh thị giác to khoẻ điều khiển mắt đến hệ thống thần kinh trung ương, trong đêm tối, dưới ánh trăng vẫn có thể nhìn thấy vật thể.

Gần khu vực cửa sông Amazon của Braxin, có thể nhìn thấy từng đàn cá bốn mắt đang bơi lượn ở vùng nước cạn để tìm kiếm mồi là những động vật giáp xác, côn trùng và các loại tảo. Khi chúng ở trên mặt nước, lúc chúng lặn, lúc chúng nổi lên, có lúc lại vọt lên khỏi mặt nước để bắt mồi – những loài côn trùng đang bay, trông chúng biểu diễn rất đẹp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá bốn mắt dù có song trùng thị giác nhưng chủ yếu dựa vào thị lực không trung có thể nhìn được xa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ