Nếu như quan sát cá một lúc thì sẽ phát hiện thấy hầu như đại đa số hai bên thân cá đều có một đường hoa văn hình sợi thông thẳng từ phần đầu xuống phần cuối của đuôi, đó chính là trắc tuyến (đường bên, giác quan thứ 6) của loài cá. Đa số trắc tuyến của loài cá là một đôi, nhưng có một số ít là 2 đôi, hoặc 3 đôi, số rất ít thậm chí còn có thể đạt đến 5 đôi. Trắc tuyến là cơ quan cảm giác quan trọng để loài cá thích ứng với cuộc sống trong nước, đại đa số loài cá nếu như không có trắc tuyến thì khó có thể sinh sống và tồn tại được trong nước.
Biển cả mênh mông vô bờ bến, dưới từng đợt sóng nhấp nhô ở mặt biển, có vô số đá ngầm và bãi nguy hiểm, mang lại nhiều phiền phức cho tàu bè qua lại. Nhưng, cá chưa từng va phải đá ngầm giống như thuyền, đó chính là nhờ vào tác dụng của trắc tuyến. Khi sóng lớn ở hải dương đập vào bãi đá ngầm, dẫn đến sự thay đổi của dòng nước và tần suất dao động, trắc tuyến của cá có thể phát giác kịp thời những thay đổi này để thay đổi chính xác phương hướng bơi của mình, vượt qua đá ngầm và bãi nguy hiểm một cách an toàn.
Trắc tuyến trên thân cá còn có thể cảm nhận được tần số thấp mà tai trong không thể cảm nhận được, điều này cũng có tác dụng quan trọng đối với việc tìm kiếm mồi. Cá nhỏ, tôm nhỏ bơi nhẹ nhàng trong nước, loài cá đều có thể thông qua trắc tuyến cảm nhận được, đồng thời tìm thấy được chính xác những con mồi này. Các nhà khoa học đã từng làm qua thử nghiệm như sau: sau khi làm mù mắt của cá sộp, nó vẫn có thể bắt được con mồi như thường, nhưng nếu cắt đứt trắc tuyến thì cá sộp không thể bắt được con mồi nữa.
Khi cá hồi du thành đàn, còn có thể thông qua trắc tuyến để kịp thời hiểu được chiều hướng di chuyển của đồng loại, có tác dụng duy trì được thông tin liên lạc. Khi các ngư dân giăng lưới bắt các loài cá như cá nục, nếu như một góc của lưới không được vây tốt, hoặc lưới có một chỗ bị thủng thì đàn cá sẽ rủ nhau chui ra hết qua lỗ thủng đó.
Trắc tuyến còn có thể bù đắp được tầm nhìn không đủ xa của cá. Cá giống như các động vật có xương sống khác, nói chung đều có mắt, nhưng ánh sáng mạnh yếu có ảnh hưởng rất lớn đối với kết cấu mắt của cá. Một số cá sống một thời gian dài ở dưới biển sâu, do thiếu ánh sáng nên mắt mất đi tác dụng; ngoài ra có một số loài cá sống ở trong hang động, trong giếng và trong nước ngầm, do quanh năm không thấy ánh sáng Mặt Trời, mắt trở nên rất nhỏ, thậm chí hoàn toàn không có, như một loài cá của Mĩ, cá mù ở Cu Ba. Mà trắc tuyến của những loài cá này thì đặc biệt phát triển, nó đã phát huy được tác dụng rất lớn khi phòng chống kẻ địch tấn công.
Trắc tuyến do có tác dụng như vậy là có liên quan với việc trắc tuyến có một tổ chức thần kinh hoàn chỉnh. Cấu tạo của tổ chức này như sau: trắc tuyến ở bên ngoài thân cá là những lỗ nhỏ, những lỗ nhỏ này nối thông với ống trắc tuyến dưới da, trên thành ống phân bố rất nhiều đầu khớp xương cảm giác, dựa vào đầu dây thần kinh trên tế bào cảm giác, thông qua thần kinh trắc tuyến mà đến thẳng bộ não, đã hình thành một mạng thần kinh hệ thống, làm cho não cá có thể kịp thời cảm nhận được sự chuyển động làn sóng, và đưa ra phản ứng nhanh chóng.