Các nhà khoa học khi khảo sát các động vật gieo hạt ở vùng nhiệt đới đã phát hiện thấy không chỉ có loài chim và dơi, còn có loài cua dừa, loài cá ăn quả, rùa cát và một số loài động vật có vú khác.
Trong rừng nhiệt đới, dơi là loài động vật ăn quả chủ yếu nhất, một nhà động vật học của Hiệp hội bảo vệ dơi quốc tế đã nói rằng: “Dơi là loài gieo hạt lí tưởng nhất. Một buổi tối chúng có thể ăn một lượng hạt nặng gấp hai lần so với thể trọng của nó, đồng thời vừa bay vừa thải phân ở khu đất trống trong rừng”. Thói quen bất cứ chỗ nào cũng có thể thải phân này của dơi rất quan trọng. Bởi vì một buổi tối dơi có thể bay được khoảng 37 nghìn mét, có nghĩa là khả năng vận chuyển hạt của chúng, bất luận về chiều rộng từ lộ trình hay là khu vực thì tất cả các động vật khác sống ở vùng rừng nhiệt đới đều không thể sánh kịp.
Nhà động vật học của Trường đại học thuộc tỉnh Quebec-Canađa, ông Thomas cũng đã phát hiện ra dơi là loài gieo hạt thực vật lí tưởng nhất và cũng quan trọng nhất trong vùng rừng nhiệt đới.
Ông đã ở Tây Phi nghiên cứu nhiều năm về mối quan hệ giữa dơi và thực vật. Ông đã tính được, một đàn dơi ăn quả lông vàng trong một buổi tối có thể gieo được 227 kg hạt giống. Con số này đã được ông Thomas thống kê sau khi phủ một tấm vải nhựa rất lớn trên một thảo nguyên nhiệt đới gần rừng. Điều khiến người ta kinh ngạc là những gì mà dơi thải ra gần giống như những giọt mưa rơi trên tấm vải nhựa, trọng lượng của hạt giống chiếm 92% tổng trọng lượng. Không chỉ như vậy, ông Thomas còn nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Ông đã thu thập nhiều hạt từ trong phân của dơi để so sánh với hạt trong những quả chín, kết quả cho thấy, tỉ lệ nảy mầm của hạt trong phân dơi là 100%, còn tỉ lệ nảy mầm của hạt trong quả chín chỉ có 10%, điều này đã chứng minh mạnh mẽ rằng dơi là loài gieo hạt giống tốt nhất. Các loài động vật khác không thể nào so sánh được với loài dơi. Bởi vậy, dơi có vai trò rất quan trọng trong khâu gieo hạt giống.