Mọi người đều biết sáu loại hợp chất trong thực vật: đường, chất béo, protein, vitamin, hợp chất vô cơ và nước, là sáu loại chất dinh dưỡng không thể thiếu được cho cơ thể người. Gần đây có nhiều nhà dinh dưỡng học đã quy xenluloza là loại “chất dinh dưỡng thứ bảy” cần cho cơ thể người. Tuy cơ thể không thể trực tiếp thu nhận năng lượng từ xenluloza, cũng không thể đưa xenluloza tham gia quá trình “thay thế chuyển hoá” hay còn gọi là quá trình đồng hoá, thế nhưng đối với cơ thể người, xenluloza có tác dụng hết sức quan trọng đối với sức khoẻ.
Xenluloza là chất cơ bản tạo nên thân thực vật, tạo thành màng tế bào ở rễ, cành, lá và các bộ phận khác, các thực phẩm mà ta thường dùng như rau xanh, dưa, quả đều có nhiều xenluloza. Người ta quy các loại thức ăn mà men tiêu hoá của người không tiêu hoá được là thực phẩm họ xenluloza, là thức ăn thô.
Nhưng xenluloza là gì? Từ góc độ hoá học, xenluloza thuộc họ đường, hầu như có cùng thành phần hoá học, chúng như là “anh em sinh đôi”: xenluloza giống như do nhiều phân tử glucoza kết nối với nhau mà thành. Điểm khác nhau giữa xenluloza và tinh bột là liên kết trong phân tử của chúng khác nhau. Khi thức ăn tinh bột vào cơ thể người, tinh bột bị thủy ngân biến thành các phân tử glucoza làm thành nguồn năng lượng chính của cơ thể. Trong cơ thể người không có men tiêu hoá xenluloza. Xenluloza chỉ như kẻ “lữ hành” đi hết vòng trong bộ máy tiêu hoá rồi bị thải ra ngoài. Trong cơ thể động vật có men tiêu hoá xenluloza, nên các loại lá xanh, cỏ có thành phần chính là xenluloza, động vật hấp thụ và chuyển hoá chúng thành nguồn năng lượng.
Thế thực phẩm xenluloza có lợi gì cho sức khoẻ người? Xenluloza tuy không được cơ thể người tiêu hoá, hấp thụ nhưng nó xúc tiến nhu động của ruột, tăng cường công năng của ruột. Xenluloza được các vi sinh vật trong ruột phân giải một ít (khoảng 5%) sinh ra axit lactic, inositol, viamin K… và được cơ thể hấp thụ.
Thức ăn xenluloza ngày càng được coi trọng do nhận thức về ẩm thực ngày càng hiện đại. Ngày nay y học đã phát hiện nhiều loại bệnh: bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch… đều liên quan đến trạng thái quá thừa dinh dưỡng, liên quan đến việc không đủ thức ăn xenluloza. Ngày nay, người ta dùng táo (một quả táo 60g có khoảng 5g xenluloza) làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh có hiệu quả rõ rệt. Nói chung hằng ngày nên chú ý ăn các thức ăn có xenluloza khoảng 6-7g là thích hợp. (Tương đương với lượng xenluloza trong 40g cải bắp, 70g càrốt hoặc 80g táo).