Vì sao tã lót “thấm nước” lại không bị ướt nước tiểu?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Các loại tã lót truyền thống hễ gặp nước tiểu thì bị thấm ướt làm các bà mẹ trẻ cảm thấy hết sức phiền phức khi phải thay tã lót nhiều lần. Còn loại sản phẩm mới “tã lót thấm nước” có tính hút nước rất mạnh, mỗi ngày chỉ cần thay một lần, nên làm người ta cảm thấy hết sức tiết kiệm sức lực, mà lại bảo đảm da dẻ con mình được khô sạch, nên hết sức được ưa dùng.

Vì sao “tã lót thấm nước” lại không bị ướt nước tiểu.

Chúng ta đều biết khi thêm nước vào gạo rồi đem nấu ta sẽ được cơm, vì trong hạt cơm có chứa nhiều nước nhưng nước không hề chảy ra từ hạt cơm. Bột mì nhào với nước sẽ thành bột mì ướt, mềm. Dùng tay bóp mạnh, nhào nặn bột mì ướt bằng bất kỳ cách nào, ta cũng không hề thấy nước chảy ra khỏi bột mì ướt. Như vậy gạo, bột mì là những chất có thành phần hoá học là tinh bột, có tính giữ nước rất mạnh. Tinh bột là hợp chất cao phân tử giống như một dây xích dài. Trong phân tử là chuỗi xích dài có nhiều phần tử ưa nước. Vì vậy các phân tử nước dễ dàng bị các phân tử ưa nước của tinh bột hút mạnh, bám vào phân tử là dây xích dài chỉ làm cho hạt gạo trương ra nhưng vẫn liền một khối.

Trong các loại vật liệu cao phân tử tổng hợp cũng có những loại có tính ưa nước như hiện tượng vừa nêu trên. Ví dụ polyvinyl alcol (PVA), polyhyđroxy etylen… nếu đem các cao phân tử này quét lên vải thì sẽ chế tạo được loại vải không thấm đẫm nước tiểu. Nếu trong loại vải không thấm ướt được quét loại hỗn hợp cao phân tử: tinh bột – polyhyđroxy etylen sẽ kết nối với nhau thành chuỗi phân tử dài hơn. Theo lý thuyết thì loại vật liệu này có thể hấp thụ lượng nước lớn, làm tăng khối lượng hơn 460 lần so với khối lượng ban đầu và lượng nước hấp thụ gấp 70 lần khối lượng bản thân vật liệu. Theo tính toán cứ 50 g vật liệu có thể hấp thụ đến 23 kg nước hoặc có thể hấp thụ 3,5 kg nước muối sinh lý. Vải không thấm nước tiểu còn có ưu điểm là khi chịu áp lực không lớn lắm thì nước hấp thụ sẽ không chảy ra được. Đương nhiên đó chỉ là những số liệu dựa vào các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trong thực tế chỉ cần hấp thụ 1kg nước tiểu là đủ. Lúc bấy giờ vải không thấm nước tiểu không cần phải có lượng quá lớn vật liệu hút nước nên không làm thể tích vật liệu thay đổi đáng kể. Vì vậy gọi chúng là “không thấm” nước tiểu cũng không phải là quá đáng.

Vật liệu hút giữ nước không chỉ dùng để chế tạo “vải không thấm nước tiểu” mà còn dùng để chế tạo nhiều vật liệu vệ sinh y học cùng nhiều loại sản phẩm dùng cho nhà bếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ