Trong các loại vận động để tăng cường sức khoẻ, các hoạt động dưỡng sinh, điều hoà, được mọi người đặc biệt hoan nghênh trong trào lưu chung. Trong tiếng nhạc nhẹ nhàng du dương, động tác đều đặn, tiết tấu mạnh mẽ, tập theo nhịp tay, cường độ tăng cao dần. Thể thao dưỡng sinh không cần kỹ xảo khó và đòi hỏi sức lực, hầu như không bị hạn chế về sân bãi đặc biệt phù hợp với nhiều người. Nhưng tại sao gọi là tập “dưỡng sinh” hay “thể thao dưỡng sinh”.
Người ta sống cần có năng lượng. Có ba loại chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể người: Đường, chất béo và protein. Có thể xem xét các chất dinh dưỡng như là “nhiên liệu” cho cơ thể. Trong cơ thể các chất dinh dưỡng có qua nhiều phản ứng sinh hoá học phức tạp để sản xuất năng lượng. Chúng ta biết rằng sự cháy cần oxy, chất dinh dưỡng trong cơ thể người muốn giải phóng được năng lượng cũng cần có tác dụng của oxy.
Trong cơ thể người có tàng trữ các loại “nhiên liệu”. Người ta ăn uống theo thời gian nhất định trong ngày nhưng phải không ngừng hít thở oxy. Nói chung khi học tập, chạy chậm, lao động nhẹ thì việc cung cấp oxy thông thường là đủ. Lúc bấy giờ các chất dinh dưỡng như glucoza sẽ xảy ra quá trình chuyển hoá, 1g đường glucoza sẽ sinh ra khoảng 16 kCal. Sản phẩm sinh ra từ quá trình chuyển hoá là cacbon đioxit và nước. Tương tự như vậy trong thể thao dinh dưỡng, sự tiêu tốn oxy cho cơ thể tuy có lớn hơn bình thường nhưng vẫn giữ mức độ quá trình chuyển hoá đủ oxy.
Khi cơ thể tiến hành các vận động mạnh, năng lượng cần thiết đương nhiên sẽ đòi hỏi lớn hơn nhiều. Bấy giờ rõ ràng là lượng oxy sẽ không được cung cấp đủ và xuất hiện quá trình chuyển hoá không oxy. Quá trình chuyển hoá thiếu oxy là loại chuyển hoá có thể sản ra nhanh năng lượng hình thành trạng thái phát xung lực (như khi chạy 100m). Khi tiến hành luyện tập với trạng thái không oxy có tác dụng khai thác tiềm năng cơ thể người, nâng cao thành tích thi đấu thể dục, thể thao. Nhưng sự chuyển hoá không oxy cung cấp năng lượng nhanh sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng “nhiên liệu”. Bấy giờ 1g glucoza chỉ sinh ra chưa đến 1,5 kCal, còn sản phẩm của quá trình chuyển hoá là axit lactic. Khi chúng ta tiến hành các vận động quá mạnh thường cảm thấy cơ bắp bị đau, mỏi là do trong cơ bắp bấy giờ tích luỹ nhiều axit lactic gây nên.
Bây giờ chúng ta có thể giải thích hàm ý “luyện tập dưỡng sinh”. Đây là loại vận động trong thể dục thể thao có cường độ hài hoà với công năng của tim phổi và sức cơ bắp, cường độ vận động tăng dần từng bước, nhờ đó bảo đảm được chế độ chuyển hoá có oxy, tránh được sự lãng phí “nhiên liệu” của cơ thể. Nếu sau khi luyện tập dưỡng sinh cảm thấy cơ bắp bị đau, mỏi, chứng tỏ rằng đã vận động vượt quá mức độ chuyển hoá có oxy và cần phải điều chỉnh, giảm bớt cường độ.