Vì sao phải nghiên cứu chuỗi thức ăn?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Bạn đã nghe câu nói: “Cá lớn ăn cá bé, cá bé ăn tép” chưa? Thực ra câu nói này bao hàm một chuỗi thức ăn đơn giản: tép → cá bé → cá lớn (sinh vật sau mũi tên lấy sinh vật trước mũi tên làm thức ăn). Chuỗi thức ăn là chỉ một loại quan hệ giữa các thức ăn, nó cũng giống như một chuỗi xích liên hệ các sinh vật khác loài lại với nhau.

Mối quan hệ thức ăn giữa các loài sinh vật này được nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh – Đacuyn nêu ra năm 1859. Thực ra ở thời kì Trung Quốc cổ đại cũng đã xuất hiện câu nói này, ví dụ “con bọ ngựa rình bắt chuồn chuồn, nhưng không biết con chim sẻ đang rình bắt bọ ngựa”. Câu nói này đã thể hiện sinh động chuỗi thức ăn: Chuồn chuồn → bọ ngựa → chim sẻ. Ngoài chuỗi thức ăn do loài sinh vật này bắt sinh vật khác thì còn có những chuỗi thức ăn đã cấu thành bởi mối quan hệ giữa vật kí sinh và vật chết, như chuột → bọ chét → vi khuẩn → bệnh tật; lá khô → giun → động vật thân đốt. Các chuỗi thức ăn khác nhau xen nhau hình thành một mạng lưới thức ăn rất phức tạp, từ đó mà liên kết toàn bộ hệ thống sinh thái làm thành một tổng thể.

Vậy nghiên cứu chuỗi thức ăn có ý nghĩa gì?

Chúng ta đã biết: giữa các sinh vật tồn tại một mối liên hệ về thức ăn. Giả thử một loài sinh vật nào đó xuất hiện ít đi thì sẽ xảy ra tình trạng gì? Khi đó những sinh vật lấy loài sinh vật kia làm thức ăn tất sẽ bị chết đói, đến một lúc nào đó số lượng loài sinh vật làm thức ăn chắc chắn sẽ tăng lên. Như vậy quy luật cân bằng vốn có trong giới sinh vật sẽ được khôi phục trở lại. Ví dụ những năm 50 Trung Quốc đã từng xem chim sẻ là loài chim có hại đối với nông nghiệp nên ra sức săn bắt. Người ta không biết rằng chim sẻ hàng năm đã ăn rất nhiều côn trùng có hại cho nông nghiệp, lợi ích chim đem lại còn nhiều hơn số lương thực mà nó ăn mất. Kết quả vì chim sẻ bị giảm rất nhiều nên côn trùng có hại phát triển nhanh, gây nên giảm thu hoạch trên một diện rộng. Đó chính là một hậu quả không nghiên cứu chuỗi thức ăn, không tuân theo quy luật tự nhiên nên đã đưa lại tổn thất. Mấy năm gần đây, người ta nhận thức được rằng hóa chất gây ô nhiễm môi trường, do đó về nhiều phương diện người ta muốn lợi dụng phương pháp sinh vật để giải quyết vấn đề, ví dụ đưa vào một loài thiên địch mới để tiêu diệt loài côn trùng có hại. Nhưng nếu không nghiên cứu trước về chuỗi thức ăn, đưa vào một cách mù quáng thì kết quả lại đi ngược lại.

Ngoài ra vì ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, những chất ô nhiễm trong môi trường sẽ thông qua chuỗi thức ăn tích lũy lại trong cơ thể sinh vật, con người ăn phải sinh vật bị ô nhiễm thì chất độc sẽ xâm nhập vào cơ thể, nguy hại đến sức khỏe.

Ví dụ vào thập kỉ 50 – 60 của thế kỉ XX, ở Nhật Bản đã phát sinh bệnh hại chung làm chấn động dư luận, đó là do nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân gây nên. Vì vậy thông qua nghiên cứu chuỗi thức ăn có thể biết được quy luật di dời, chuyển hóa của các chất ô nhiễm trong môi trường để đề phòng sự khuếch tán của các chất độc, giảm nhẹ ô nhiễm đối với môi trường.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ