Vì sao phải xây dựng công trình thủy lợi Tam Hiệp trên sông Trường Giang?

“Ngày 14/12/1994, trạm thuỷ điện quy mô lớn nhất trên thế giới – công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang, Trung Quốc chính thức khởi công, nó thể hiện công trình vĩ đại được khảo sát gần một thế kỷ nay bước vào giai đoạn chính thức khởi động. Năm 1997, công trình thực hiện cắt dòng, đến năm 2003, tổ máy đầu tiên sẽ phát điện, năm 2009 toàn bộ công trình sẽ hoàn thành.

Sở dĩ Trung Quốc hạ quyết tâm đầu tư lớn để xây dựng công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, chủ yếu là muốn khai thác nguồn thuỷ điện dồi dào và giải quyết thiên tai lũ lụt của sông Trường Giang. Sông Trường Giang nước chảy xiết, chênh lệch độ cao rất lớn. Theo điều tra và tính toán thì hệ thuỷ lực Trường Giang chứa khoảng 0,26 tỷ kW, đứng thứ ba trong các sông lớn trên thế giới, bằng nguồn tài nguyên thuỷ lực của Mỹ, Canađa và Nhật Bản cộng lại. Trường Giang, Tam Hiệp là chỗ hẹp, bờ dốc đứng, có điều kiện tốt để xây dựng đập. Khi công trình này được hoàn thành thì toàn bộ công suất của nhà máy thuỷ điện có thể đạt đến hơn 10 triệu kW. Nó sẽ là nhà máy thuỷ điện sừng sững ở miền đông Châu Á, cung cấp nguồn điện khổng lồ cho các vùng Hoa Trung, Hoa Đông, Tứ Xuyên, v.v.. sẽ thúc đẩy mạng lưới điện toàn quốc hình thành, đóng góp to lớn cho sự phồn vinh kinh tế ven lưu vực Trường Giang.

Trường Giang với sự phì nhiêu và phong cảnh đẹp đẽ của nó sẽ đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân Trung Quốc. Nhưng dòng nước cuồn cuộn của Trường Giang đồng thời cũng đã gây ra bao nhiêu tai hoạ. Thuỷ hoạ Trường Giang là mối uy hiếp lớn nhất xưa nay của dân tộc Trung Hoa. Vì môi trường sinh thái không ngừng bị phá hoại, cho nên những trận lũ lụt do Trường Giang gây ra ngày càng dồn dập. Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp là công trình then chốt trong nhiều biện pháp để giải quyết sự uy hiếp của lũ lụt đối với vùng hạ lưu Trường Giang. Sau khi công trình xây dựng xong, không những sẽ giải quyết triệt để nạn lũ có tính huỷ diệt đối với quanh hồ Kinh Giang, mà còn giảm nhẹ sự uy hiếp đối với bình nguyên Giang Hán, khu vực hồ Động Đình và Vũ Hán, đồng thời còn nâng cao khả năng phòng lũ ở hạ lưu Trường Giang. Theo dự đoán của các chuyên gia thuỷ lợi, xây dựng xong đập Tam Hiệp, dung lượng hồ chứa nước sẽ đạt tới 22,15 tỉ m3 nước, tức là nếu gặp lũ thì có thể chứa được 22,15 tỉ m3 nước. Còn hiện nay, nếu dùng hồ Kinh Giang để phân lũ thì cũng chỉ chứa được 5,4 tỉ m3 nước. Vì vậy dùng hồ chứa nước Tam Hiệp để chống lũ có hiệu quả rất lớn so với việc dùng hồ Kinh Giang phân lũ. Vì hồ Tam Hiệp có sức chứa nước gấp 4 lần hồ Kinh Giang, nên có thể nâng cao được rất nhiều khả năng phòng lũ của hồ Kinh Giang, từ chỉ có thể đề phòng lũ lớn có tần suất từ 10 – 20 năm, đã nâng cao đến khả năng phòng lũ lớn có tần suất tới gần 100 năm. Vị trí địa lí công trình Tam Hiệp rất ưu việt, có thể khống chế có hiệu quả phòng lũ từ Nghi Xương trở lên. Hồ nước Tam Hiệp mỗi lần gặp đỉnh lũ có thể chứa được 22,15 tỷ m3 nước cho nên nếu gặp lũ lớn như năm 1998 có thể dùng 5 tỷ m3 nước để điều tiết, tức là có thể giảm thấp 8 lần đỉnh lũ từ 1 vạn đến 2 vạn m3/s, giảm áp lực rất nhiều cho trung và hạ lưu sông Trường Giang.

Công trình này sau khi hoàn thành thì hồ chứa nước sẽ làm biến đổi rất lớn điều kiện vận chuyển đường sông, đội tàu vạn tấn có thể từ Vũ Hán đến thẳng Trùng Khánh, phát huy đầy đủ tác dụng “đường thuỷ hoàng kim”.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ