Vì sao nói rừng là kho báu màu xanh?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Trên thế giới rừng rất nhiều, nó là kho báu màu xanh to lớn của thiên nhiên. Rừng là quê hương của loài người. Tổ tiên xa xưa của loài người – loài vượn ban đầu phát triển từ đây. Ngày nay rừng xanh vẫn phục vụ con người một cách vô tư.

Từ góc độ sinh thái và môi trường mà xét, rừng là lá phổi của Trái Đất, là nòng cốt để cân bằng sinh thái. Thông qua tác dụng quang hợp, rừng xanh duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và khí oxi trong không khí. Ngoài ra rừng còn có nhiều chức năng khác.

Về mặt lợi chủ yếu có hai điểm: một là có thể phòng ngừa có hiệu quả sự uy hiếp của lũ lụt đối với trung và hạ lưu Trường Giang. Từ đời nhà Hán đến nay, sông Trường Giang đã phát sinh hơn 200 lần lũ lớn. Cơn lũ năm 1954 khiến cho 180 triệu người bị ảnh hưởng, đặc biệt cơn lũ năm 1998 thiệt hại lên đến trên 250 tỉ nhân dân tệ. Công trình này sau khi hoàn thành sẽ có hồ chứa nước phòng lũ khoảng trên 20 tỉ m3, có thể giảm được lũ lụt rất nhiều đối với trung và hạ lưu. Hai là có thể khai thác nguồn điện lực rất to lớn của sông Trường Giang. Sau khi xây dựng xong, sản lượng điện của công trình tương đương với sản lượng đốt hơn 40 triệu tấn than. Như vậy Trung Quốc hàng năm vì ít đốt than mà giảm được 1 triệu tấn khí sunfurơ, 20 triệu tấn khí cacbonic và một lượng khổng lồ xỉ than. Cho nên từ ý nghĩa phát điện mà nói, công trình này đã có cống hiến to lớn đối với bảo vệ môi trường.

Rừng có thể lưu chứa nguồn nước, cản trở nước xói mòn đất. Theo tính toán, vùng có rừng so với vùng không rừng, mỗi mẫu (1 mẫu bằng 667,7 m2 ) có thể chứa 20 m3 nước.

Lượng nước trong 10 vạn mẫu rừng chứa tương đương với lượng nước của một hồ nước cỡ vừa hoặc nhỏ, tức là 20 triệu m3. Rừng còn là “điều độ viên” về nước. Mùa mưa, rừng có thể phân tán nước lũ, làm đỉnh lũ xuất hiện chậm. Mùa khô, rừng giữ cho lưu lượng nước sông ở mức bình thường.

Rừng có thể điều tiết khí hậu, ngăn gió, chắn cát. Diện tích rừng lớn có thể làm thay đổi bức xạ ánh nắng Mặt Trời và tình trạng lưu thông của không khí. Trong rừng các tán cây lớn và thân cây có tác dụng cản làm giảm tốc độ gió. Mỗi ha rừng một năm có thể bốc hơi 8 tấn nước, khiến cho không khí trong rừng mát mẻ, có tác dụng điều hoà khí hậu.

Rừng còn là nơi khử ô nhiễm và làm sạch môi trường. Rừng giống như máy hút bụi thiên nhiên. Mỗi hecta rừng một năm có thể hút 36 tấn bụi. Trong rừng rất nhiều loại cây có thể khử ô nhiễm môi trường. Những cây như đinh hương, cây phong, cây tượng, cây thông đuôi ngựa, v.v.. đều hấp thụ khí sunfuro và khí clo là những loại khí rất độc. Rừng thông còn có thể tiết ra những chất keo giết chết các loài vi khuẩn gây bệnh như bạch hầu, kiết lỵ, lao phổi, có tác dụng làm trong sạch môi trường.

Rừng là kho gen khổng lồ, nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh quyển. Trong rừng, thực, động vật, vi sinh vật có rất nhiều, với chủng loài vô cùng phong phú. Theo tính toán, trên Trái Đất có khoảng 1 – 3 triệu chủng loài. Các chủng loài sinh sống trong rừng nhiệt đới và á nhiệt đới có từ 0,4 – 0,8 triệu loài.

Nếu không có rừng thì ước tính khoảng hàng triệu loài vật trên Trái Đất bị tiêu diệt, lũ lụt lan tràn, sa mạc không ngừng mở rộng, môi trường sinh sống của con người sẽ vô cùng tồi tệ. Hiện nay việc ngăn chặn chặt phá rừng, bảo vệ cân bằng sinh thái là nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta. Chỉ có bảo vệ rừng tốt thì Trái Đất của chúng ta mới có thể ngày càng tốt đẹp.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ