Vì sao nói ô nhiễm không có biên giới quốc gia?

“Trên Trái Đất mà chúng ta sinh sống từng giờ, từng phút đang xảy ra sự tuần hoàn vật chất và các dòng chảy năng lượng. Có những cái ta có thể nhìn thấy, nhưng có những cái không thể nhìn thấy được. Ví dụ thực vật màu xanh tiến hành quang hợp, chúng hút khí cacbonic, nhả ra khí oxi; thủy tảo hút các chất dinh dưỡng trong nước, các loài cá ăn cỏ dùng thủy tảo làm thức ăn, các loài cá ăn thịt lại ăn thịt loài cá này, v.v… Trong quá trình các chất và năng lượng này di dời, chuyển hóa, chất gây ô nhiễm cũng tham gia vào đó. Các chất ô nhiễm thải vào không khí, thông qua nước mưa thẩm thấu vào đất, được thực vật hấp thụ. Khi động vật ăn những thực vật này thì đồng thời cũng hấp thụ luôn cả chất ô nhiễm trong đó. Chất ô nhiễm có thể thông qua khâu thực phẩm không ngừng di dời, chuyển hóa và tích tụ lại trong cơ thể sinh vật. Chúng ta biết rằng vật chất trong vòng di đời, chuyển hóa trong cơ thể sinh vật là không có biên giới quốc gia, vì vậy ô nhiễm cũng không có biên giới quốc gia.

Có thể bạn sẽ hỏi rằng, sông Hoàng Hà, Hoài Hà của Trung Quốc bị ô nhiễm, nhưng điều đó không gây ảnh hưởng đến các con sông khác. Nhưng trong thực tế tất cả mọi con sông đều chảy ra biển, vì vậy ô nhiễm của dòng sông làm cho biển tăng thêm ô nhiễm, khiến cho sự sinh tồn của các sinh vật phù du trong biển bị uy hiếp nghiêm trọng. Ôxi của khí quyển có đến ẳ là do các sinh vật phù du trong biển thông qua tác dụng quang hợp mà sản sinh ra. Do đó cho dù là sông ở vùng nào bị ô nhiễm đều ảnh hưởng đến “sản lượng” của oxi trên toàn Trái Đất. Thủy triều và những dòng hải lưu trong biển có thể mang các chất ô nhiễm đi rất xa. Ví dụ những đám nhựa đường trôi nổi từ một số đảo của Nhật, qua hải lưu vận chuyển đã không ngừng xuất hiện ở các bãi cát trên bờ biển Mỹ và Canađa. Vì vậy ô nhiễm biển thường không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay chỉ trong khu vực.

Ô nhiễm biển không có biên giới, những ô nhiễm khác cũng thế. Ví dụ hàm lượng khí cacbonic trong không khí không ngừng tăng lên gây ra nhiệt độ toàn cầu tăng cao; một số khí phế thải của ngành công nghiệp và giao thông hiện đại thải ra, các máy bay phản lực bay trên cao gây nên sự phá hoại đối với tầng ôzôn; không khí bị ô nhiễm khiến cho nhiều nước và nhiều vùng trên thế giới bị mưa axit; dùng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật không những phá hoại sinh thái ở những khu vực sử dụng, thậm chí ở Nam Cực cũng đã phát hiện thấy chất DDT. Những sự thật trên đây chứng tỏ ô nhiễm không có biên giới quốc gia, nó đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cần phải được mọi người cùng quan tâm và chú ý. Chỉ dựa vào một quốc gia hoặc một số người nào đó để ngăn chặn ô nhiễm là hoàn toàn không đủ.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ