Tăng trưởng có giới hạn không?

“Chủ đề hiện nay của thế giới là hòa bình và phát triển. Phát triển là mục tiêu chung của toàn nhân loại. Thực chất của phát triển là đeo đuổi sự tăng trưởng và nâng cao kinh tế kĩ thuật, trình độ sức sản xuất. Từ góc độ này mà nói, kinh tế kĩ thuật nên tăng trưởng càng nhanh càng tốt. “Tăng trưởng” nên không có “giới hạn”. Nhưng các nhà khoa học lại đưa ra một cách nhìn khác.

Tháng 4/1968, dưới sự đề xướng của tiến sĩ Lio Pichê người ý, 30 nhà khoa học, giáo dục, nhà kinh tế và các xí nghiệp đến từ 10 nước khác nhau đã triệu tập Hội nghị khoa học ở Rôma để thảo luận về chủ đề “Khó khăn của nhân loại trước mắt và trong tương lai”. Hội nghị đã thành lập một tổ chức quốc tế phi chính phủ – Câu lạc bộ Rôma. Năm 1972, Câu lạc bộ Rôma đã công bố một bản báo cáo về “Giới hạn của tăng trưởng”. Lần đầu tiên họ đưa ra luận điểm: “tăng trưởng là có giới hạn”, gây chấn động rất lớn. Hồi đó các nước phát triển phương Tây đang ở vào “Thời kì hoàng kim” về tăng trưởng cao và tiêu phí cao. Các nhà khoa học có viễn kiến này cho rằng: đó chỉ là một sự phồn vinh giả tạo. Họ đưa ra lời cảnh báo : nhân loại đang đứng trước một khó khăn nghiêm trọng, đó là ô nhiễm cao và tiêu phí cao. Bản báo cáo này đã vạch rõ “Bản chất của sự tăng trưởng”. Báo cáo chỉ rõ ngày nay hầu như tất cả mọi hoạt động của nhân loại như dân số đông, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, ô nhiễm môi trường và sự khai thác các tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh được đều đang tăng lên. Sự tăng trưởng này là mô hình “cấp số nhân” chứ không phải là “cấp số cộng”. Sự tăng chiều cao của trẻ em là “cấp số cộng”. Nếu mỗi năm chiều cao của trẻ tăng thêm 1 cm thì 5 năm sau cao lên 5 cm. Sự phân chia tế bào thuộc kiểu tăng trưởng theo “cấp số nhân”. Nếu mỗi tế bào sau 10 phút phân chia thành 2, thì 10 phút tiếp theo tổng số tế bào là 4, sau đó nữa là 8, 16 v.v.. Qua đó thấy rõ tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân vượt xa tăng trưởng theo cấp số cộng. Sự tăng trưởng dân số, ô nhiễm, tiêu phí lương thực, nguồn năng lượng và những tài nguyên không thể tái sinh đều là sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Như vậy trong thời gian ngắn tuy xã hội chưa có xảy ra vấn đề gì nhưng sau một thời gian dài thì hậu quả của nó thật là kinh khủng, điều đó tất yếu sẽ đưa chúng ta đi đến hoàn cảnh khó khăn vô cùng nghiêm trọng.

Nguy cơ về dân số, lương thực, nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và phá hoại sinh thái chắc chắn sẽ dồn dập kéo đến. Vì vậy sự tăng trưởng này cuối cùng sẽ dẫn đến kinh tế tiêu điều. Nếu không tăng cường hạn chế ngay từ bây giờ thì tất yếu nhân loại sẽ đi đến tự hủy diệt.

Vì vậy, tăng trưởng nên có giới hạn, chúng ta phải khống chế sự tăng trưởng một cách thích đáng, nhưng như thế không có nghĩa là phải ngừng tăng trưởng, ngừng phát triển, quay trở về với xã hội nguyên thủy. Trong xã hội hiện nay, tuân theo “tư tưởng có thể tiếp tục phát triển” là con đường bảo đảm phát triển được bình thường, cũng tức là đi theo con đường “có thể tiếp tục phát triển” mới bảo đảm tiếp tục tăng trưởng.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ