Vì sao ruộng lúa mà nuôi cá thì lúa tốt, cá béo?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Nuôi cá trong ruộng lúa còn gọi là “cá dưới lúa”, là một trong những phương thức sản xuất của đồng lúa khu vực miền núi và đồi gò ở phương nam Trung Quốc, là hệ thống sinh thái đồng ruộng ưu việt do nhân dân lao động Trung Quốc qua thực tiễn lâu đời sáng tạo nên.

Nông nghiệp truyền thống Trung Quốc sử dụng bón phân hữu cơ, phân người, phân gia súc, phân xanh và rơm rác làm chính. Phân hữu cơ sau khi bón vào ruộng nước sẽ sản sinh ra nhiều loài vi sinh vật và sinh vật phù du, đó chính là mồi ngon của cá. Cá trong ruộng lúa lấy các sinh vật phù du và cỏ dại làm thức ăn, cá không những ít tranh chấp với lúa mà còn thải phân và các chất bã thức ăn ra làm thành phân hữu cơ cho lúa. Như vậy là lúa nuôi cá, cá nuôi lúa, ruộng lúa biến thành “ruộng cá – lúa”.

Nuôi cá trong ruộng lúa, cá sẽ bắt những loài sâu sống trong nước và sâu trên lúa rơi xuống nước, giảm nhẹ sâu bệnh cho lúa, giảm bớt lượng dùng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó mà giảm thấp ô nhiễm môi trường. Vì vậy nuôi cá trong ruộng lúa cũng là một biện pháp phòng ngừa bằng sinh vật, có tác dụng cải thiện môi trường đồng ruộng, duy trì cân bằng sinh thái.

Theo điều tra thống kê của tỉnh Hồ Nam, nuôi cá trong ruộng lúa nói chung lúa tăng sản từ 8% – 10%, cao nhất có thể đạt 34%. Một số huyện ở Quảng Đông đạt khoảng 30%, sản lượng cá mỗi mẫu cao nhất đạt 25 kg (1 ha đạt sản lượng cao nhất 375 kg).

Nuôi cá trong ruộng lúa thực tế là một ví dụ cụ thể về nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp sinh thái không những bảo vệ được môi trường mà còn khiến cho lúa tốt, cá béo, nông dân giàu có.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ