Vì sao ở thành phố ban đêm dần dần càng ít thấy sao sáng?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Rất nhiều người tìm thấy trong sách sự miêu tả về bầu trời ban đêm đầy sao lấp lánh, đẹp như tranh và đầy thi vị. Nhưng ngày nay, trẻ em thành phố khó mà nhìn thấy được cảnh tượng đẹp đẽ rung động lòng người như thế. Năm 1998, các nhà thiên văn học người Anh đã làm một cuộc điều tra trong số học sinh tiểu học, kết quả chứng tỏ: chỉ có 10% số trẻ em nhìn thấy được dải Ngân Hà trên bầu trời. Vì sao lại như thế? Đó là do ánh sáng của xã hội hiện đại gây ảnh hưởng đến quang cảnh đẹp đẽ của bầu trời. Ô nhiễm ánh sáng là chỉ hiện tượng do bức xạ ánh sáng quá mức gây cho sản xuất, cuộc sống và sức khỏe con người những ảnh hưởng không tốt. Ô nhiễm ánh sáng khiến cho những ngôi sao trên trời vốn rất sáng rõ, yên tĩnh đã trở thành không thể nào nhìn thấy được bình thường, các nhà thiên văn học cũng chịu sự tác hại tương tự.

Vậy từ đâu gây nên ô nhiễm ánh sáng? Nguồn gây nên ô nhiễm ánh sáng là do ánh sáng của đèn chiếu sáng, đèn trang trí quảng cáo ở các ngôi nhà cao tầng và ánh sáng đèn cao áp trên các trục giao thông thành phố và khu dân cư gây ra. Nguồn sáng này ngày càng nhiều, ngày càng sáng hơn, trong đó phần lớn ánh sáng đều được chiếu lên trời, trực tiếp cản trở sự quan sát của chúng ta đối với các ngôi sao. Chúng ta đều biết một ngọn nến được thắp sáng trong đêm tối thì cảm thấy rất sáng, nhưng khi đặt nó dưới ngọn đèn sáng trắng 100 W thì độ sáng của nó trở nên mờ. Ban đêm trong thành phố, chúng ta không nhìn thấy sao trên trời cũng là do nguyên lí đó.

Ngoài ra, ở tầng không gian thấp quanh Trái Đất đầy các vệ tinh nhân tạo quĩ đạo thấp. Những ăng ten bằng nhôm được mạ bạc và những tấm pin Mặt Trời to lớn dưới ánh sáng Mặt Trời đã phát ra ánh sáng phản xạ làm lóa mắt. Điều đó cũng làm rối loạn sự quan sát của chúng ta đối với các ngôi sao.

Vì ảnh hưởng ô nhiễm quang của các khu vực xung quanh mà Đài thiên văn Côpecnic nổi tiếng thế giới của Anh được xây dựng năm 1675 đã không thể tiếp tục làm việc bình thường, do đó năm 1998 buộc phải đóng cửa. Nhiều quốc gia bắt buộc phải dời các đài thiên văn ra ngoài đảo giữa biển hoặc dời lên những đỉnh núi cao tuyết trắng mênh mông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ