Vì sao Trung Quốc cấm đốt pháo?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hằng năm khi đến tết, nhiều người rất thích đốt pháo, đặc biệt là trẻ em. Đốt pháo nổ hoặc đốt pháo bông, pháo hoa, màu sắc muôn vẻ thật là náo nhiệt! Đốt pháo bông, pháo hoa để chúc mừng năm mới đã trở thành một tập tục kéo dài nhiều năm ở Trung Quốc. Tập tục này tuy làm tăng thêm không khí vui vẻ của ngày tết nhưng cũng gây ra không ít tác hại.

Nguyên liệu để làm pháo là thuốc pháo, thành phần chủ yếu gồm có: lưu huỳnh, bột than, diêm tiêu (nitrat kali hoặc clorat kali). Trong thuốc pháo người ta pha lẫn các bột kim loại như magie, nhôm, ăngtimon và nitrat stronti theo một tỉ lệ nhất định để tạo màu. Khi đốt pháo các kim loại hoặc các phân tử kim loại khác nhau sẽ cháy lên thành những màu sắc khác nhau. Sau khi đốt pháo đùng hoặc pháo bông, pháo hoa, chúng vừa bốc cháy, nổ rất nhanh và phun ra khói lửa đủ màu sắc, đồng thời sản sinh ra một lượng lớn oxit nitơ, oxit sunfurơ, khí cacbonic, khí CO và nhiều khí có hại khác cùng với bụi của các hợp chất kim loại gây nên ô nhiễm. Trong đó khí oxit nitơ và khí sunfurơ có tính kích thích và tính gây hoen gỉ rất mạnh, chúng sẽ kích thích đường hô hấp gây ho và viêm phế quản.

Khi đốt pháo nổ hoặc pháo bông, pháo hoa, tiếng nổ mạnh mẽ của chúng còn là tiếng ồn gây chấn động trong thành phố, đặc biệt đêm giao thừa khắp các ngõ phố, tiéng pháo ầm vang làm đinh tai nhức óc, cả thành phố chìm trong khói mù giống như bãi chiến trường. Lúc đó, trẻ em, người già và những bệnh nhân tim rất dễ bị kinh giật, những người khác cũng không thể nghỉ ngơi.

Tác hại của pháo nổ và pháo bông, pháo hoa không chỉ có thế. Trong quá trình chế tạo, vận chuyển và đốt pháo, nếu không cẩn thận thì sẽ nổ, gây hoả hoạn và tạo nên thương vong. Đốt pháo gây nhiều tác hại như thế, nên nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đã cấm đốt pháo ở những khu vực quy định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ