Ô nhiễm sóng điện từ được gọi là sự nguy hiểm không nhìn thấy. Nói chung vi sóng chỉ dùng ở bước sóng hạn chế lớn hơn 0,536 cm, tần số thấp hơn 3.1011 Hz. Năng lượng của các hạt vi sóng nói chung nằm trong mức 4.10-4 – 1.2.10-9 điện tử vôn.
Khi sóng vi ba tác dụng vào cơ thể một phần năng lượng bị phản xạ mất, còn một phần bị hấp thu chuyển hóa thành động năng của các phân tử trong cơ thể, khiến cho các phân tử chuyển động tăng lên, từ đó mà sản sinh ra một lượng nhiệt ma sát lớn, khiến cho nhiệt độ của cơ thể sinh vật tăng lên. Tác dụng này được gọi là “hiệu ứng nhiệt” của bức xạ điện từ, nó là biểu hiện chủ yếu của ô nhiễm bức xạ điện từ. Lò vi ba chính là được thiết kế trên cơ sở nguyên lí “hiệu ứng nhiệt” này. Chúng có thể khiến cho bên trong thực phẩm được nhiệt nấu chín, chứ không phải là gia nhiệt từ ngoài vào trong như đun nấu bình thường.
Các thí nghiệm về động vật chứng tỏ, bức xạ điện từ và ảnh hưởng của nó đến cơ thể sinh vật chủ yếu là các tổ chức của cơ thể bị đốt nóng gây nên tổn thương và làm cho lưu thông máu cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì những tổ chức này sau khi biến đổi nhiệt không dễ dàng truyền nhiệt đó sang lưu thông máu được. Sóng vi ba đối với tinh hoàn và tinh thể mắt có tác hại rất lớn. Khi nhiệt độ tinh hoàn tăng quá 10 oC – 20 oC so với bình thường sẽ ảnh hưởng đến tình trạng phát dục, tinh thể mắt khi bị tăng nhiệt sẽ gây ra màng trắng. Năm 1976, Lầu năm góc (cơ quan Bộ Quốc phòng Mỹ) đã có thông báo chỉ rõ: “Cơ thể nếu tiếp thu một lượng lớn sóng vi ba sẽ dẫn đến mắc bệnh tim. Các thí nghiệm đối với loài nhái xanh chứng tỏ khi bức xạ điện từ đồng bộ với nhịp tim sẽ làm cho tim ngừng đập”. Các nhà khoa học thông qua thí nghiệm động vật và điều tra xã hội rộng rãi đã đi đến kết luận: ô nhiễm sóng vi ba rất dễ dẫn đến các chứng bệnh về mắt và bệnh sinh dục. Các cơ quan khác như tim, não, mạch máu nếu bị ảnh hưởng hiệu ứng nhiệt này cũng sẽ có những bệnh tương ứng xảy ra.
Nhưng năng lượng của vi ba phải khá lớn, thời gian tác dụng khá lâu mới có thể gây ra các chứng bệnh trên. Trừ những nhân viên kĩ thuật ra đa tiếp xúc với vi ba có cường độ lớn và những người làm công tác vi ba ra, nói chung rất ít người bị loại bệnh đó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng lò vi ba có màng chắn kim loại bảo hiểm ở bên ngoài. Khi sử dụng chỉ cần đóng chặt cửa lò thì vi ba không thể lọt ra được, do đó không có tác hại đối với cơ thể. Nếu cửa lò không đóng được chặt hoặc có khe hở thì phải ngừng sử dụng để sửa chữa. Nếu lò đã cũ thì tốt nhất là thay lò mới để tránh bị rò sóng làm hại đến cơ thể.