Vì sao đất đai có thể làm sạch ô nhiễm?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Con người trong quá trình sản xuất và những hoạt động khác đã sản sinh ra các chất gây ô nhiễm. Những chất này thâm nhập vào trong đất và tích lũy đến một mức độ nhất định sẽ gây nên ô nhiễm đất.

Mỗi hệ thống sinh thái đều có khả năng tự làm sạch nhất định đối với chất ô nhiễm. Hệ thống sinh thái đất cũng không ngoại lệ.

Từ bề ngoài mà xét, đất đai hầu như rất bình lặng, yên tĩnh. Thực ra trong đất luôn diễn ra những quá trình vật lí, hóa học và sinh vật học, liên tục phân giải, hợp thành, hấp thụ và giải phóng. Vì vậy đất đai hoạt động và biến đổi không ngừng. Trong đất có nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Tuy nhỏ bé nhưng khả năng của các loài vi sinh vật rất tài giỏi. Chúng phân bố rất rộng, chủng loài nhiều, sinh sôi nảy nở nhanh, hấp thu và đào thải mạnh mẽ, vì vậy mà năng lực làm sạch môi trường của chúng rất lớn. Theo thống kê, trong đất của mỗi mẫu đất khô có từ 70 đến 130 kg vi sinh vật. Khi có các vật ô nhiễm chúng còn có thể sản sinh ra những vi sinh vật có biệt tài “đối phó” với các chất ô nhiễm này. Các vi sinh vật trong đất có vi khuẩn, các loài khuẩn có năng lực phân giải các chất hữu cơ rất lớn. Các nhà khoa học thông qua thí nghiệm đã xác định được: các vi sinh vật trong phạm vi 1 km2 có thể hấp thu 30 tấn chất hữu cơ, trong đó 1/3 được chuyển hóa thành những chất hữu cơ của đất, còn lại 2/3 được phân giải thành những chất vô cơ, làm cho rễ của thực vật có thể hấp thụ được. Vi sinh vật trong đất không những có thể hấp thu và oxit hóa để phân giải các chất hữu cơ phức tạp mà còn có thể hấp thu và lợi dụng các chất vô cơ. Vì vậy chúng là đội quân chủ lực để làm sạch các chất ô nhiễm trong đất.

Khi có kim loại nặng làm ô nhiễm đất, các chất làm gỉ trong đất và các tập đoàn dưới dạng từng hạt sẽ hấp thu chúng, khiến cho tính độc ở trong các kim loại giảm xuống. Sau đó bộ rễ của thực vật sẽ hấp thu những kim loại nặng này khiến cho nó biến thành các thành phần tổ hợp nên thân cây, từ đó mà dần dần xóa bỏ được tình trạng đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Đồng thời trong đất còn chứa một số tạp chất như axit, kiềm, muối. Chúng sẽ phản ứng với các tạp chất biến thành các chất khác, làm giảm thấp những chất có độc trong môi trường. Tuy nhiên năng lực đất làm sạch ô nhiễm cũng chỉ có hạn. Khi một lượng lớn tạp chất có độc hại thâm nhập vào đất vượt quá năng lực tiêu hủy và hấp thu của đất thì các vật ô nhiễm sẽ giữ lại tính chất hóa học vốn có của nó, lúc đó tính chất của đất sẽ phát sinh biến đổi khá lớn, thậm chí khiến cho sinh mệnh và cuộc sống của các vi sinh vật trong đất bị khống chế và tiêu diệt.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ