Cuối thu mặt đất rụng đầy lá khô. Để xử lí chúng, người ta thường quét thành đống, rồi châm lửa đốt. Lúc dọn nhà, người ta thường đốt hủy các giấy tờ linh tinh, các dây điện bọc vỏ cao su, v.v.. Do đó khói mù lan khắp nơi, kích thích mắt mũi cao su gây ô nhiễm môI trường xung quanh.
Khi đốt lá khô, chúng không hoàn toàn cháy hết, chúng vừa cháy vừa thải ra nhiều chất có hại vào không khí, trong đó chứa các khí, chất lỏng và chất rắn. Trong khí có các chất như CO, CO2, hơi nước, các hợp chất nitơric, sunfit, cacbonhiđro, metan, metanol, acrylaldehyt, v.v.. Khi đốt lá khô, trong khói có mùi cay, khiến cho ta chảy nước mắt, đó là do tác dụng của acrylaldehit. Trong các chất thể lỏng chủ yếu có hơi nước, mù axit v.v.. Nếu trong những đám rác đốt có các chất nhựa chứa clo thì sẽ sinh ra khí độc càng mạnh hơn. Gặp hơi nước, nó sẽ phát sinh loại khói mù có tính axit mạnh, có thể ăn mòn da và niêm mạc. Các hạt rắn chủ yếu là bụi than, bụi và khói đen. Các hạt than đen có tính hấp thụ rất mạnh, có thể hấp phụ nhiều chất khí độc. Khói đen là hóa hợp do than, hiđro, oxi, lưu huỳnh hợp thành. Trong đó rất nhiều cacbonhiđro thơm.
Ở nhiệt độ 600oC – 900oC, khi thiếu oxi thì các hợp chất hữu cơ rất dễ sinh thành hàng loạt chất cacbonhiđro thơm. Chất này có tác dụng gây ung thư, như benzen và pyren – 3,4 chính là chất gây khối u rất mạnh. Đốt lộ thiên một tấn lá khô hoặc một tấn rác thải thành phố có thể sản sinh ra 310 mg benzen, pyren – 3,4. Những chất này thường lẫn trong các vi hạt của khói, theo gió bay đi khắp nơi, thâm nhập vào phổi khiến cho bệnh u phổi tăng lên rõ rệt.
Nếu những chất gây u này cùng với nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ gây nên ô nhiễm nguồn nước và đất.
Ngoài ra trong đống rác thường còn có chất sơn, thuốc nhuộm hoặc những tờ giấy in mực màu, khi đốt chúng sẽ sản sinh ra các hợp chất của kim loại nặng có độc, chứa cadimi, crom, chì, asen, v.v.. và các hợp chất của asen. Chúng cũng sẽ lẫn vào các vi hạt của bụi khói gây ô nhiễm không khí.
Vì vậy không thể đốt lá khô hoặc các loại rác khác một cách tùy tiện. Nên tập trung chúng lại để cho ngành bảo vệ môi trường xử lí.