Hiện nay trong phạm vi toàn thế giới các loài vật đang bị tiêu diệt với tốc độ nhanh chưa từng có. Theo tài liệu điều tra của Cộng đồng bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế công bố thì từ 50 vạn năm về trước, bình quân cứ 50 năm có một loài chim bị diệt chủng, 300 năm gần đây bình quân 2 năm có một loài chim bị diệt chủng, 100 năm gần đây mỗi năm có một loài chim bị diệt chủng. Tốc độ tiêu diệt của động vật có vú càng nhanh hơn. Ở rừng nhiệt, đới bình quân mỗi ngày tối thiểu có một loài sinh vật bị tiêu diệt. Theo dự tính ngày nay mỗi năm có hàng nghìn loài động vật và thực vật bị tiêu diệt. Đến năm 2000, sinh vật hoang dã chỉ còn khoảng 15% – 33%.
Vậy vì sao các loài vật bị giảm nhanh đến thế?
Các loài vật giảm nhanh, nguyên nhân thứ nhất là vì môi trường không gian sinh sống của động vật và thực vật bị phá hoại. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng giảm thấp?
Hoạt động của con người không ngừng làm biến đổi môi trường sinh thái. Việc xây dựng các đô thị, khai thác hầm mỏ, khai hoang đất đai, xây dựng các đập nước luôn khiến cho rừng thảo nguyên, sông hồ và bờ biển phát sinh những biến đổi to lớn, khiến cho các sinh vật hoang dã không có chỗ ở, dẫn đến chúng bị tiêu diệt với số lượng lớn. Chu tước (sẻ đỏ) là loài chim quí hiếm, nguyên chúng sống ở phương Bắc Trung Quốc và Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Nam Á. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, khu vực núi Tần Lĩnh tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc có không ít loài chim này, về sau vì nhiều cánh rừng bị chặt phá, chim chu tước mất đi điều kiện làm tổ để sinh sản nên số lượng giảm nhanh, đến nay hầu như đã bị tiêu diệt. Những năm 80, các nhà khoa học đã phải sưu tầm gian khổ, cuối cùng mới tìm được 7 con. Ngày nay qua những cố gắng bảo vệ, chim chu tước mới được nhân lên thành 80 con.
Sự phá hoại rừng nhiệt đới ảnh hưởng rất lớn đến các loài vật. Rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 6% diện tích toàn cầu, nhưng 50% – 90% các loài vật trên thế giới đều sinh sống ở đó. Theo tính toán, trong vòng 30 năm nữa vì chặt phá rừng nên các loài vật bị diệt chủng tới 5% – 15% tổng số các loài vật trên thế giới, tức là mỗi năm mất đi 15.000 – 50.000 loài.
Nguyên nhân thứ hai khiến số lượng loài vật bị giảm nhanh là do khai thác môi trường quá mức hoặc đưa vào những loài vật mới không thích hợp.
Loài chim sống ở các đảo vùng ấn Độ Dương, vì không biết bay nên đẻ trứng trên mặt đất. Thế kỉ 16 đã có người mang lợn đến nuôi ở vùng đảo này, kết quả lợn đã ăn trứng chim khiến cho loài chim không phát triển. Đến năm 1681 loài chim này đã bị tiêu diệt khỏi Trái Đất.
Nguyên nhân thứ ba khiến cho loài vật giảm nhanh là vì con người săn bắt.
Loài chim lữ ở Châu Mỹ vì hương vị thịt thơm ngon nên bị bắt rất nhiều. Hồi đó chỉ riêng vùng Mitrian mỗi năm đã bắt đến trên 100 triệu con, con chim cuối cùng đã chết ở vườn động vật vào năm 1914. Loài chim đại hải tước sinh sống ở Phần Lan có ngoại hình giống con ngỗng, đầu thế kỉ 19 bị bắt làm thức ăn rất nhiều. Năm 1944 hai con cuối cùng đã bị con người dùng làm tiêu bản nên loài chim này cũng bị tuyệt chủng từ đó.