Vì sao mùa mưa phùn phải đề phòng mốc ẩm?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Mưa phùn chủ yếu là chỉ thời tiết mưa dầm liên miên vào đầu mùa hạ ở khu vực sông Hoài trong một thời gian dài. Vì đó chính là mùa mai chín vàng, nên gọi là mưa phùn. Mùa mưa phùn ở phương Nam độ ẩm tương đối cao, trên 80%, nhiệt độ ở 25 – 30 oC, rất thích hợp cho nấm mốc sinh trưởng và phát triển. Vì vậy dân gian gọi mùa mưa phùn là mùa ẩm mốc.

Các loài nấm mốc không chỗ nào không thâm nhập vào đã đem lại sự nguy hại cho cuộc sống, sản xuất và sức khoẻ. Trong mùa mưa phùn, độ ẩm không khí rất lớn, thực phẩm nếu không được phơi khô hoặc cất giữ không cẩn thận rất dễ bị mốc. Quần áo nếu không được giặt sạch và phơi thật khô đã vội vàng bỏ vào tủ thì cho dù là vải bông, len, hay sợi pha đều có thể lên mốc. Đồ gỗ và các dụng cụ gia đình cũng rất dễ ẩm mốc, giày dép, săm lốp và các ống cao su, các sản phẩm đồ nhựa cũng dễ lên mốc, làm cho đồ gỗ mất bóng, cao su lão hoá, đồ nhựa giòn và mau biến chất. Khuẩn mốc còn có thể sinh trưởng trên các lớp sơn, khiến cho sơn mất màu. Khuẩn mốc còn có thể khiến cho dây dẫn rò điện, chập mạch, khuẩn mốc làm cho thuỷ tinh bị mờ, máy ảnh và kính hiển vi nếu không được bảo quản cẩn thận, nấm mốc sẽ kết màng trên kính, làm cho chất lượng trong suốt bị giảm đi, thậm chí hư hỏng.

Mùa mưa phùn, khí hậu biến đổi khác thường, bầu trời ảm đạm, không khí ẩm ướt khiến cho con người cảm thấy không thoải mái, dễ mệt mỏi và dễ ốm. Phong thấp là loại bệnh phát sinh nhiều vào mùa này. Khuẩn mốc tác hại vào cơ thể, gây bệnh nấm ngoài da như nấm ở chân, nấm ở đầu, v.v… cũng có thể xâm nhập vào máu gây nên những chứng bệnh máu nhiễm khuẩn, thông qua máu gây tác hại cho các tạng phủ. Các bệnh nấm mốc ngoài da thường lặp đi lặp lại, vì vậy rất khó chữa tận gốc, làm cho người ta không tin có thể chữa khỏi. Nấm mốc xâm phạm vào các tạng phủ, nếu nghiêm trọng có thể cướp đi sinh mệnh của con người. Có một số men của nấm mốc cũng gây nguy hại cho chúng ta. Ví dụ, khuẩn nấm đỏ trên lúa mạch sản sinh ra men màu đỏ, gây nôn mửa, hoặc ỉa chảy. Đáng sợ hơn là nấm mốc gây ra độc tố men màu vàng, là một trong những chất gây ung thư cả thế giới đều biết đến.

Biện pháp ngăn ngừa nấm mốc là thông gió, phơi đồ vật dưới ánh nắng Mặt Trời, phơi khô nỏ và dùng cồn ngăn ngừa. Khi trời nắng thì phòng ở và nhà kho phải thông gió, không để cho những loài nấm thích hợp với môi trường ẩm ướt và tối sinh sôi nảy nở. Quần áo chăn màn cần được phơi kịp thời; máy ảnh, kính hiển vi và những thiết bị tinh vi khác trước mùa mưa phùn cần được phơi khô, lau sạch, bảo quản cẩn thận và trong hộp đựng đồ đạc cần bỏ chất chống ẩm; giày da và các dụng cụ gia đình có thể sơn hoặc quét dầu chống mốc, các kho chứa đồ cao su và đồ mộc cần phải phun thuốc chống mốc.

Ngăn ngừa nấm mốc xâm hại đến cơ thể cần phải bắt tay từ phòng ngừa lây nhiễm và tăng cường sức đề kháng. Vào mùa mưa dầm, đặc biệt chú ý đề phòng da bị nấm, chú ý vệ sinh cá nhân và những nơi công cộng. Thống kê của y học chứng tỏ đối tượng chủ yếu mà nấm mốc xâm phạm các cơ quan nội tạng là người già, trẻ em và những người suy nhược. Họ phải đặc biệt chú ý ăn uống vệ sinh, quần áo mặc đủ ấm, khô ráo, v.v… để qua mùa mưa một cách thuận lợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ