Mía ngoài việc hấp thụ một số khoáng chất trong đất, chủ yếu là hấp thụ khí CO2 trong không khí. Mía hàng ngày có thể hấp thụ một lượng khí CO2 cao gấp đôi so với cây lúa, hơn nữa nó có thể hấp thụ CO2 ở nồng độ cao. Khí CO2 trong không khí trong điều kiện bình thường nồng độ chỉ khoảng 300 ppm, nhưng cây mía hấp thụ khí CO2 rất mạnh, hiệu quả sử dụng cao, mặc dù nồng độ khí CO2 xung quanh thấp hơn 5 ppm – 10 ppm nó vẫn có thể hấp thụ được. Còn cây lúa khi nồng độ CO2 thấp hơn 50 ppm thì không thể hấp thụ được. Mùa hè nóng nực, cây mía thậm chí có thể hấp thụ khí CO2 với nồng độ mấy nghìn ppm. Vì lượng hút vào lớn nên cây mía ngoài hấp thụ khí CO2 do nó thải ra, nó còn hấp thụ một lượng lớn khí CO2 xung quanh để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, hơn nữa khi tự sản sinh ra “thức ăn” cần thiết, nó còn giải phóng ra khí oxi.
Trái Đất nếu không có cây cối thì sẽ đầy khí CO2 làm cho con người chết ngạt. Hàm lượng oxi trong không khí cũng không thể từ ban đầu là 0,05% tăng đến 21% như ngày nay, Trái Đất cũng không thể biến thành một hành tinh có sự sống. Điều đó có công lao của cây mía đã “ăn rất nhiều” khí CO2.
Đối với một số chất khí có hại cho cơ thể người, như florua hiđro Cacbon, khí clo và clorua cây mía cũng có tính đề kháng rất mạnh. Nó còn có thể tận dụng nước thải của nhà máy giấy làm phân, từ đó mà giảm thấp sự ô nhiễm môi trường do các nhà máy giấy gây nên.
Qua đó có thể thấy mía không những là loại hoa quả ưa thích của con người mà còn là vệ sĩ bảo vệ cho sự trong sạch của môi trường.