Ai sáng lập ra Ấn Độ Giáo?

Ấn Độ Giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây vào khoảng 4.000 năm, nhưng không có người sáng lập.

Ấn Độ Giáo là một tôn giáo có truyền thống lâu đời của văn hóa Ấn độ, và là một tôn giáo lớn, có khoảng 80% dân số Ấn Độ theo tôn giáo này. Ngày nay, Ấn Độ Giáo pha trộn với Bà-La-Môn Giáo và Phật Giáo. Ấn Độ Giáo không đặt nặng giáo quyền và tín lý, nên người theo Ấn Độ Giáo có thể tin thuyết độc thần hay đa thần đều được dung nạp.
Ấn Độ Giáo có truyền thống chia xã hội ra thành đẳng cấp để phân biệt đối xử trong giao tế, hôn nhân, hùn hạp làm ăn buôn bán. Vì thế, Ấn Độ Giáo đã chia xã hội Ấn Độ ra bốn đẳng cấp riêng biệt như sau:

Bà-La-Môn (Brahmins): Đạo sĩ, tăng lữ.

Sát-Đế-Kỵ (Kshatriyas): Quan quyền, chiến sĩ.

Phệ-Xá (Vaisyas): Điền chủ, doanh gia.

Thủ-Đà-La (Sùdra): Nông dân, làm mướn, đầy tớ.

Để làm giảm bớt sự khác biệt giữa các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ, vào khoảng đầu tháng 9 năm 2006, chánh phủ Ấn Độ ra thông cáo sẽ tưởng thưởng 1.100 mỹ kim cho ai bằng lòng lấy chồng hay lấy vợ ở đẳng cấp thấp hơn mình.

Ấn Độ Giáo tin các thần ở trong các động vật có sự sống và đồ vật vô tri vô giác như cây cối, gỗ, đá… Ấn Độ Giáo thờ lạy một thần chánh là Brahman (Đại Linh Quang, Phạm Thiên hay Đại Hồn) và 33 thần phụ. Ba thần phụ mà hầu hết người Ấn Độ đều sùng bái là thần Brahma, thần Vishnu và thần Shiva. Ấn Độ Giáo cho rằng thần Brahma là thần sáng tạo. Khi Brahma thở ra thì một vũ trụ được thành hình, khi Brahma hít hơi thở vào thì vũ trụ ấy bị tiêu diệt. Thần Brahma cũng được coi là thần có trách nhiệm quản lý việc luân hồi. Thần này có bốn đầu và sáu tay. Bốn đầu để nhìn ra tứ phía, thấy rõ hành vi xấu tốt của mỗi người mà quyết định cho số phận của người sẽ được đầu thai trong kiếp luân hồi. Thần Vishnu có sáu tay là thần bảo hộ, duy trì và dưỡng nuôi sự sáng tạo của thần Brahma. Thần Shiva có bốn tay và một con mắt ở giữa trán, là thần hủy diệt. Shiva cũng là thần của nội tâm. Thần này nhảy múa không ngừng tạo nên những gợn sóng cấu thành vũ trụ nội tâm. Con mắt trên trán của Shiva chiếu vào là tiêu diệt tất cả những gì đã có trong vũ trụ nội tâm để đưa tất cả vào tĩnh lặng.

Ấn Độ Giáo không chấp nhận thông tin cho rằng Ấn Độ Giáo thờ phượng 330 triệu vị thần. Họ cho đó là một sai lầm trong sự diễn dịch. Nhưng căn cứ vào sự thờ cúng của họ ở các đền chùa và tại các tư gia thì người ta nghĩ rằng Ấn Độ Giáo thờ phượng hàng triệu vị thần khác nhau. Dẫu rằng, Ấn Độ Giáo thật sự thờ rất nhiều thần, nhưng vẫn cho mình là đạo thờ độc thần; vì họ cho rằng tất cả các thần họ thờ lạy đều xuất phát từ một thần chánh là Brahman. Ấn Độ Giáo tin rằng mọi sự hiện hữu trên đời này, kể cả con người, đều là thị hiện của thần Brahman. Thần Brahman là sự hiện hữu duy nhất, ngoài thần Brahman ra, không có sự hiện hữu nào khác. Ấn Độ Giáo tin thần chánh ở trong con người và thú vật. Thú vật được coi là thiêng liêng. Riêng con bò là loài thú vật được Ấn Giáo coi là thiêng liêng hơn hết, vì nó cho loài người nhiều hơn các loài thú vật khác, như sữa để uống và da để làm giày dép, trong lúc đó con bò chỉ ăn cỏ và ngũ cốc mà thôi.

Tín hữu Ấn Độ Giáo đem của cúng đến các đền chùa để dâng hiến cho các thần mà họ thờ lạy. Họ tin các đền chùa là nơi cư ngụ của các thần. Ngoài ra, ở mỗi nhà của tín hữu đều có dành riêng một phòng hay một nơi nhỏ để làm am thờ phượng các thần. Tín hữu của tôn giáo này tin rằng các thần mà họ thờ phượng tại gia sẽ xua đuổi tà linh cho họ và phù hộ họ làm ăn khá giả.

Ấn Độ Giáo tin linh hồn của người và thú vật đều phải chịu kiếp luân hồi. Con người sống trên đời tạo ra “nghiệp”. Nếu con người tạo ra nghiệp tốt, sẽ được đầu thai vào chỗ giàu sang danh vọng. Nếu con người tạo ra nghiệp xấu, sẽ bị đầu thai vào chỗ nghèo hèn hay thành thú vật hoặc côn trùng.

Ấn Độ Giáo tin rằng, khi con người diệt được hết các tham vọng thèm muốn thì linh hồn sẽ thoát ra khỏi vòng luân hồi để nhập Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái hoàn toàn hạnh phúc, không còn đau khổ phiền lụy, và cũng không còn ham muốn điều gì nữa. Ngoài ra, Ấn Độ Giáo còn dạy tín hữu luyện tập Yôga để tự chế ngự trí óc, các giác quan và thân thể của mình, để tạo ra những thể nghiệm thần bí và sự kết hợp linh hồn cá nhân với tinh thần vũ trụ.

Vào cuối thế kỷ 20, Ấn Độ Giáo có khoảng 800 triệu tín hữu trên toàn thế giới, đa số ở Ấn Độ, Nêpal, Bangladesh, và các quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ