Vì sao phát sinh nhật thực và nguyệt thực?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Mặt trăng quay quanh Trái Đất, đồng thời Trái Đất lại mang Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. Nhật thực và nguyệt thực chính là kết quả của hai loại chuyển động quay này gây nên. Khi Mặt Trăng chuyển động đến giữa Trái Đất và Mặt Trời, hơn nữa ba thiên thể này lại nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng với nhau, thì Mặt Trăng sẽ che lấp ánh sáng Mặt Trời, phát sinh nhật thực; khi Mặt Trăng quay đến mặt sau của Trái Đất, hơn nữa ba thiên thể này lại nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng thì Trái Đất sẽ che lấp ánh sáng Mặt Trời phát sinh nguyệt thực.

Vì vị trí của người quan sát trên mặt đất khác nhau và cự ly từ Mặt Trăng đến Trái Đất cũng khác nhau cho nên tình trạng nhìn thấy nhật thực và nguyệt thực cũng khác nhau. Nhật thực có: nhật thực toàn phần, nhật thực vòng, nhật thực toàn vòng và nhật thực một phần; nguyệt thực có nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực một phần.

Khi phát sinh nhật thực, Mặt Trăng che lấp Mặt Trời sẽ để lại bóng trên mặt đất. Những chỗ trên mặt đất bị bóng của Mặt Trăng lướt qua sẽ hoàn toàn không thấy được Mặt Trời gọi là nhật thực toàn phần. Những chỗ trên Trái Đất bị một phần bóng của Mặt Trăng lướt qua, nhìn thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp một phần gọi là nhật thực một phần. Có lúc vì khoảng cách giữa Mặt Trăng với Trái Đất khác nhau nên khi phát sinh nhật thực, bóng của Mặt Trăng không đến được mặt đất, trong khu vực bị bóng Mặt Trăng kéo dài bao bọc người ta còn nhìn thấy mép của Mặt Trời, cũng tức là nói Mặt Trăng chỉ che lấp phần trung tâm của Mặt Trời, hiện tượng đó gọi là nhật thực vòng. Trước và sau các giai đoạn nhật thực toàn phần và nhật thực vòng còn có thể thấy được nhật thực một phần. Trong trường hợp ít gặp là trong quá trình một lần nhật thực vì cự ly từ Mặt Trăng đến Trái Đất biển đổi, nên có một số vùng chỉ nhìn thấy nhật thực toàn phần, còn một số vùng khác chỉ có thể nhìn thấy nhật thực vòng, gọi là nhật thực toàn vòng.

Khi phát sinh nguyệt thực nếu một phần bóng râm (bóng thực) của Mặt Trăng đi vào Trái Đất, ta gọi đó là nguyệt thực từng phần, còn khi toàn bộ bóng Mặt Trăng đi vào Trái Đất thì gọi là nguyệt thực toàn phần.
Có một quy luật ta nên ghi nhớ: nhật thực luôn phát sinh vào ngày sóc (đầu tháng) còn nguyệt thực luôn phát sinh vào ngày vọng (trăng tròn).

Thông thường một năm tối thiểu phát sinh 2 lần nhật thực, có lúc phát sinh 3 lần, nhiều nhất là 5 lần, nhưng những dịp như thế rất khó gặp. Nguyệt thực hàng năm phát sinh khoảng 1 – 2 lần, nếu tháng giêng năm đó đã phát sinh nguyệt thực thì trong năm đó có thể phát sinh nguyệt thực 3 lần.

Năm nào cũng có nhật thực, nhưng có những năm có thể không có nguyệt thực. Cách khoảng 5 năm thì có một năm không có nguyệt thực.

Số lần nhật thực nhiều hơn nguyệt thực, vậy vì sao bình thường chúng ta thấy nguyệt thực nhiều hơn nhật thực?

Đối với Trái Đất mà nói, số lần nhật thực hàng năm nhiều hơn nguyệt thực, nhưng đối với một địa phương nào đó mà nói thì những dịp nhìn thấy nguyệt thực lại nhiều hơn nhật thực. Đó là vì mỗi lần phát sinh nguyệt thực thì cả nửa Trái Đất đều thấy, còn phát sinh nhật thực chỉ có một số người ở một dải đất hẹp nào đó mới thấy được.

Nhật thực toàn phần càng khó gặp hơn. Đối với một địa phương mà nói, bình quân khoảng 200 – 300 năm mới gặp một lần. Ở Thượng Hải ngày 22 tháng 7 năm 2009 thấy Nhật thực toàn phần; ở Bắc Kinh phải đến ngày 2 tháng 9 năm 2035 mới có thể có.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ