Tên lửa photon là gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa photon. Photon tức là do các hạt ánh sáng cấu tạo thành. Khi nó phụt ra từ đuôi tên lửa, sẽ có tốc độ nhanh như ánh sáng, mỗi giây đạt 30 vạn km. Nếu dùng tên lửa photon để phóng các con tàu thì chúng ta có thể bay lên các ngôi sao gần Mặt Trời chỉ trong thời gian 4-5 năm. Như thế tốt biết bao!

Nhưng ý tưởng tên lửa photon chỉ ngừng lại trên lý thuyết, khó khăn lớn nhất để chế tạo nó là ở kết cấu.

Như ta đã biết, nguyên tử là hạt nhỏ nhất trong biến đổi hoá học của vật chất. Nguyên tử do các hạt nhân nguyên tử mang điện dương và các điện tử mang điện âm quay quanh hạt nhân cấu tạo thành. Hạt nhân nguyên tử gồm các proton mang điện dương và các nơtron không mang điện cấu tạo nên. Proton, nơtron và các điện tử có thể chia thành các hạt nhỏ hơn, như nitrino, meson, v.v.

Các nhà khoa học phát hiện trong vũ trụ còn tồn tại những hạt mang điện tương ứng có ký hiệu ngược lại. Ví dụ “phản điện tử” mang điện dương, “phản chất tử” mang điện âm v.v. những hạt này được gọi chung là “phản hạt”. Các nhà khoa học dự đoán trong không gian vũ trụ còn tồn tại “phản vật chất” do “phản hạt” cấu tạo thành. Khi các “hạt” và “phản hạt”, vật chất và “phản vật chất” gặp nhau, chúng sẽ huỷ nhau, đồng thời sản sinh ra một nguồn năng lượng khổng lồ: 500 g hạt và 500 g “phản hạt” gặp nhau sẽ huỷ nhau, đồng thời sản sinh ra nguồn năng lượng tương đương với một tấn hạt nhân urani phản ứng dây chuyền giải phóng ra.

Nếu ta tập trung được nguồn hydro phong phú trong vũ trụ để cho nó cùng với “phản vật chất” huỷ nhau trong động cơ tên lửa sẽ nhận được một dòng photon phụt ra từ ống phụt tên lửa, tên lửa này chính là “Tên lửa photon”, nó có tốc độ ngang với ánh sáng, tức 30 vạn km/s.

Tuy nguồn năng lượng này rất hấp dẫn, nhưng trong phòng thí nghiệm các nhà khoa học chỉ mới tìm được các loại “phản hạt”, như phản hydro, phản hạt heli, phản triti. Nhưng chúng chỉ tồn tại tức thời. Trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay chưa thể giữ chúng lại được, cho nên chưa thể chế tạo tên lửa photon.

Nhưng các nhà khoa học lạc quan tin tưởng: ý tưởng tên lửa photon nhất định sẽ thực hiện được. Họ dự đoán trong tương lai, phần đầu tên lửa photon là khoang sinh sống và làm việc của các nhà du hành vũ trụ, phần giữa là kho chứa nhiên liệu hạt và “phản hạt”, phần cuối là một thấu kính phản xạ lõm khổng lồ. Hạt và “phản hạt” sẽ gặp nhau ở tiêu điểm của thấu kính lõm, toàn bộ năng lượng sẽ chuyển hoá thành quang năng để sản sinh ra luồng photon. Luồng photon này sẽ đẩy tên lửa tiến lên.

Đương nhiên trong tên lửa photon, khoang nhà du hành vũ trụ phải có thiết bị bảo hộ bức xạ, nếu không tính mệnh của nhà du hành sẽ vô cùng nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ