Gió Mặt trời là gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Mặt Trời cũng có gió, đó là gió Mặt Trời. Tên gọi “”gió Mặt Trời”” được đưa ra từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Về sự tồn tại của nó mấy trăm năm trước đã có người nghĩ đến, chứng cớ trực tiếp là đuôi của sao chổi.

Bất cứ lúc nào và trong điều kiện nào, đuôi của sao chổi luôn ngược lại hướng Mặt Trời. Nói một cách khác khi sao chổi tiến gần đến Mặt Trời giống như đầu của nó kéo theo cái đuôi tiến lên; khi sao chổi đi xa Mặt Trời. Đuôi của sao chổi luôn kéo dài theo hướng ngược với Mặt Trời. Căn cứ hiện tượng này nhiều người tin rằng nhất định trên Mặt Trời có gió làm cho đuôi sao chổi luôn đi theo hướng ngược lại với Mặt Trời. Người ta suy luận tiếp: gió Mặt Trời là do những hạt mang điện từ bức xạ của Mặt Trời phát ra.

Cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhà thiên văn Fax người Mỹ đã miêu tả chính xác luồng gió Mặt Trời này. Ông cho rằng: tầng ngoài cùng của bầu khí Mặt Trời, tức là quầng Mặt Trời không có một biên giới rõ ràng mà là một trạng thái giãn nở liên tục, khiến cho những hạt có nhiệt độ cao và mật độ dày phóng ra các phía với tốc độ cao và ổn định.

Mấy năm sau, bằng những kết quả quan trắc của các con tàu vệ tinh thu được đã hoàn toàn chứng thức sự tồn tại của gió Mặt Trời. Luồng gió này có thể thổi đến Trái Đất của ta, ở gần quỹ đạo Trái Đất người ta đo được tốc độ gió Mặt Trời khoảng 450 km/s. Ở thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh, tốc độ của nó còn tăng lên gấp bội. Gió Mặt Trời là luồng gió rất loãng, nó còn loãng hơn chân không mà ta có thể tạo được trong phòng thí nghiệm.

Luồng gió Mặt Trời với tốc độ lớn như thế có thể thổi đi bao xa?

Xét đến sự ảnh hưởng của các chất ở trong không gian đối với nó, các nhà khoa học suy đoán rằng nó có thể thổi đến một khoảng cách 25 – 50 đơn vị thiên văn (một đơn vị thiên văn khoảng 150 triệu km), có thể còn xa hơn nữa.

Gió Mặt Trời đối với nghiên cứu các quá trình vật lý của từ quyển xuất hiện trong các hành tinh và kết cấu từ trường giữa các hành tinh, đặc biệt là hiện tượng nhiễu loạn của từ trường Trái Đất là một nhân tố vô cùng quan trọng. Chẳng qua ngày nay sự quan trắc và nghiên cứu về gió Mặt Trời chưa đầy đủ cho nên sự tìm hiểu về bản chất của nó còn là một khối lượng công việc rất lớn cần phải làm.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ