“Thổ tinh là một hành tinh rất đẹp. Vòng ngoài xích đạo của nó có một vành sáng, giống như một người đội mũ vành rộng. Trong hệ Mặt Trời, Mộc Tinh và Thiên Vương Tinh tuy cũng có vành sáng, nhưng không hấp dẫn con người như vành sáng của Thổ tinh.
Từ năm 1610, khi Galilê khi dùng kính viễn vọng tự chế tạo để quan sát Thổ tinh đã phát hiện bên cạnh Thổ tinh có một vật dị dạng rất lạ, giống như Thổ tinh mọc hai cái tai. Khoảng 50 năm sau, nhà thiên văn Hà Lan, Huyens dùng kính viễn vọng thiên văn tiên tiến hơn quan sát Thổ tinh mới chứng thực được trên thực tế Thổ tinh có một vành sáng vừa mỏng, vừa phẳng.
Trước hết con người cho rằng vành sáng của Thổ tinh là một vành hoàn chỉnh. Mãi đến giữa thế kỷ XIX, thông qua quan sát mới nhận thức được vành sáng của Thổ tinh là do vô số mảnh vụn cấu tạo thành. Đường kính của nó có cái là những hạt băng, cục đá chỉ mấy cm đến mấy mét, chúng quay quanh Thổ tinh như đèn kéo quân. Vành sáng của Thổ tinh rất mỏng, độ dày chỉ khoảng 10 km, nhưng vô cùng rộng, đủ để cho Trái Đất của chúng ta lăn trong vành này giống như quả bóng rổ lăn trên lối đi của con người. Từ kính viễn vọng mà nhìn thì vành sáng của Thổ tinh sáng và phẳng, nhưng từ ảnh của các con tàu thám hiểm phát về lại chứng tỏ bộ mặt thật của vành sáng này có kết cấu rất phức tạp. Tháng 11 năm 1980 khi “”Người lữ hành số 1″” bay qua gần Thổ tinh đã chụp nhiều bức ảnh vành sáng Thổ tinh rất rõ, khiến cho con người lần đầu tiên hiểu rõ cấu tạo chi tiết của vành sáng này.
Nguyên vành sáng Thổ tinh là do vô số những vành đen và sáng xen nhau cấu tạo nên, trông giống như những đường rãnh dày đặc trên đĩa hát.
Từ Trái Đất nhìn lên, vành sáng Thổ tinh không những sáng mà còn đẹp. Hình dạng của nó không ngừng biến đổi. Có mấy năm Thổ tinh giống như đội mũ vành rộng, nhưng qua mấy năm sau vành sáng này lại tự nhiên mất đi. Đối với hiện tượng này Huyens đã có sự giải thích chính xác như sau. Trong quá trình vận động của Thổ tinh, vành sáng của nó thường hướng về chúng ta dưới những góc độ khác nhau. Khi mép biên của vành sáng đối diện với Trái Đất thì từ Trái Đất ta không thể nhìn thấy vàng sáng đỏ nữa. Cách khoảng 15 năm vành sáng của Thổ tinh lại mất đi một lần. Ví dụ năm 1950 – 1951 và năm 1965 – 1966 vành sáng Thổ tinh đã mất đi trong đường nhìn của con người.”