Vì sao có sao chổi bị mất đi?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Sao chổi giống như “kẻ lang thang” trong hệ Mặt Trời. Cách một thời gian nhất định chúng trở lại một lần, có lúc đi luôn không quay trở lại. Những sao chổi trong một thời gian nhất định quay lại gọi là sao chổi chu kỳ, quỹ đạo của nó quay quanh Mặt Trời là hình elíp, còn những sao chổi đi luôn không quay lại gọi là sao chổi phi chu kỳ, quỹ đạo chuyển động của chúng là đường parabon hoặc hybecbon. Các nhà khoa học phát hiện các sao chổi có chu kỳ cũng có thể bị mất đi. Đó là nguyên nhân gì?

Sao chổi khi chuyển động trong hệ Mặt Trời thường bay qua các hành tinh lớn và chịu ảnh hưởng chớp động của hành tinh đó, làm cho quỹ đạo chuyển động của nó phát sinh biến đổi. Mộc Tinh và Thổ Tinh là hai hành tinh chủ yếu gây ra ảnh hưởng này. Nếu sao chổi bị chớp động rất lớn thì tốc độ của nó sẽ tăng lên rất nhiều làm cho quỹ đạo elíp ban đầu biến thành phephelip, có thể thành đường parabon hoặc hybecbon. Sao chổi chu kỳ sẽ biến thành sao chổi phi chu kỳ, chúng đi luôn không quay lại và trở thành sao chổi mất tích.

Một nguyên nhân khác làm cho sao chổi chu kỳ mất đi, đó là vì sao chổi bị vỡ thành một đám sao băng. Là sao chổi thì nó sẽ mất đi không nhìn thấy nữa, nhưng nếu là đám sao băng thì khi xuyên qua hệ Mặt Trời, có lúc sẽ biến thành đám mưa sao băng rất đẹp. Sao chổi Biela chính là ví dụ nổi tiếng về điều đó.

Sao chổi Biela được con người phát hiện sớm nhất vào tháng 2 năm 1826. Nó bay quanh Mặt Trời một vòng hết 6,6 năm. Sau khi bay mấy vòng, tháng giêng năm 1846 sao chổi Biela đột nhiên bị phân rã thành hai sao chổi, một lớn, một nhỏ. Năm 1865 đáng lẽ nó quay trở lại, nhưng sao chổi này không quay lại nữa và từ đó biến mất. Ngày 27 tháng 11 năm 1872 khi Trái Đất xuyên qua quỹ đạo của sao chổi Biela tối hôm đó trên trời phát sinh một trận mưa sao băng kéo dài khoảng 5 giờ. Trên trời xuất hiện khoảng 16 vạn ngôi sao băng. Lần mưa sao băng này chính là những mảnh vụn của sao chổi Biela sau khi tan vỡ mà gây nên.

Ngoài ra mỗi lần sao chổi quay lại, khi đi qua gần Mặt Trời, vì một bộ phận của nó biến thành chất khí hình thành tóc sao chổi, đuôi sao chổi và mây sao chổi, vì thế khối lượng của nó bị tổn thất một phần, khiến cho sao chổi “gầy” đi. Các nhà khoa học đã tính toán, mỗi lần sao chổi quay lại đều tổn thất từ 1- 0,5% khối lượng. Nếu tính toán này chính xác thì một ngôi sao chổi sau khi quay lại 100 hoặc 200 lần sẽ tiêu tan hết, do đó “kẻ lang thang này” sẽ biến mất trong hệ Mặt Trời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ