Vì sao máy thăm dò phải đổ bộ lên sao chổi?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Đại bộ phận sao chổi trong hệ Mặt Trời xuất phát và mất đi ở vùng tận cùng giá rét xa xăm. Trên sao chổi tồn tại những vật chất nguyên thủy của thời kỳ bắt đầu hình thành hệ Mặt Trời, nhưng sao chổi thực chất gồm những chất gì cấu tạo nên thì cho đến nay ta chỉ mới dự đoán mà chưa khẳng định được.

Để thu thập vật chất nguyên thuỷ của sao chổi, tháng 2 năm 1999, Cục vũ trụ NASA Mỹ đã phái máy thăm dò “Bụi sao” bay vào vũ trụ, nó gặp sao chổi “Huiter” vào năm 2004. Máy thăm dò “Bụi sao” là một người máy có khối lượng 285 kg, dưới tác dụng trọng lực của Trái Đất nó xuyên qua mặt phẳng quỹ đạo sao chổi 4,8 km để gặp sao chổi. Khi gặp máy “Bụi sao” sẽ giơ ra một bàn tay đi găng cỡ lớn được làm bằng chất khí ngưng kết dẻo hoá để thu thập các chất kết tinh từ sao chổi, đưa nó vào khoảng thu hồi mang về mặt đất. Năm 2006 các nhà khoa học lấy được bụi sao chổi. Đó là tiêu bản thiên thể lần đầu tiên con người thu thập được từ ngoài “hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng”. Người ta đang cố gắng nghiên cứu để có thể thấy được áo khoác sao chổi bằng lớp lông thực chất là do chất gì cấu tạo nên.

Đồng thời một kế hoạch thăm dò và đổ bộ sao chổi càng phấn khích lòng người hơn đã bắt đầu được ấp ủ.

Một nhà khoa học Mỹ là Bulayin Miaoheite đã đề xuất một ý tưởng rất kỳ diệu. Ông chuẩn bị đưa một máy thăm dò “vùng sâu vũ trụ 4” để đổ bộ lên sao chổi “Tanfur 1” nằm cách xa Trái Đất mấy trăm triệu km.

Sao chổi “Tanfur 1” cứ cách 5,5 năm quay quanh Mặt Trời một lần. Đường kính quỹ đạo của nó là 6 tỉ km. Cho dù các nhà khoa học tin rằng sao chổi là do băng và chất bụi cấu tạo thành, nhưng trước khi chưa lấy được mẫu vật thật thì đó vẫn còn là một ẩn số. Các nhà khoa học giả thiết các chất bề mặt sao chổi nằm ở trạng thái giữa nhũn như bông và đông cứng như bê tông, do đó họ đã thiết kế một trang bị giống như vây cá sẽ bỏ neo trên bề mặt của nó; nếu bề mặt sao chổi là mềm nhũn thì vây cá hoàn toàn có thể bơi sâu vào sao chổi, sau đó mở ra một cánh dù bằng kim loại nho nhỏ để cố định ở đó.

Thiết bị khám phá “vùng sâu vũ trụ 4” tháng 4 năm 2003 được phóng lên. Sau đó 2,5 năm thiết bị gặp sao chổi “Tanfur 1”. Sau này nó bay quanh sao chổi 115 ngày để tìm điểm đổ bộ.

Sự đổ bộ của máy thăm dò “vùng sâu vũ trụ 4” và việc lấy mẫu của máy thăm dò “bụi sao” viết nên một chương mới của con người trong lịch sử thăm dò sao chổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ