“Thời gian Trái Đất tự quay một vòng là 23h56’, nhưng một ngày trên Trái Đất là 24h. Điều đó có mâu thuẫn không?
Một ngày trong cuộc sống của ta là thời gian một lần kế tiếp nhau của ngày và đêm. Dùng tiêu chuẩn gì để tính độ dài của một ngày được chính xác nhất?
Các nhà thiên văn học chọn đường tí – ngọ của Mặt Trời đi qua, tức là thời điểm Mặt Trời đi qua vị trí cao nhất ở một chỗ nào đó trên Trái Đất làm tiêu chuẩn để tính thời gian. Thời gian lần Mặt Trời đi qua đường tí – ngọ này đến khi Mặt Trời đi qua đường tí – ngọ cùng địa điểm đó lần sau chính là một ngày. Thời gian giữa hai lần đó là 24 giờ.
Nếu Trái Đất chỉ có tự quay thì thời gian hai lần Mặt Trời đi qua đường tí – ngọ chính là thời gian Trái Đất tự quay được một vòng.
Trên thực tế Trái Đất đồng thời với tự quay còn quay quanh Mặt Trời. Sau khi Trái Đất tự quay được một vòng vì nó còn phải quay quanh Mặt Trời, nên đến địa điểm cũ trên Trái Đất không còn nguyên ở chỗ đó nữa, mà đã chuyển từ điểm 1 đến điểm 2 trên hình vẽ. Điểm lần đầu đối diện với Mặt Trời, sau khi Trái Đất tự quay một vòng (trong hình vẽ là phương của mũi tên màu đen), thời gian Trái Đất tự quay góc này mất khoảng bốn phút.
Trong thời gian Mặt Trời hai lần đi qua đường tí – ngọ, trên thực tế Trái Đất đã quay hơn một vòng một ít, thời gian này mới đúng là một ngày – 24 giờ trong cuộc sống của ta. Như vậy sau khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng thì số vòng Trái Đất tự quay thực tế nhiều hơn số ngày trong một năm, là một ngày.”