“Từ Trái Đất hàng ngày ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông, lặn ở phía tây. Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất đưa lại cho ta ánh nắng và nguồn nhiệt. Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, cũng là một hằng tinh gần Trái Đất nhất. Khoảng cách bình quân giữa Mặt Trời với Trái Đất là 149,6 triệu km, đường kính là 1,39 triệu km, gấp 109 lần đường kính Trái Đất, thể tích gấp 1,3 triệu lần Trái Đất, khối lượng gấp 33 vạn lần Trái Đất, mật độ bình quân là 1,4 g/cm3.
Mặt Trời cũng tự quay, chu kỳ tự quay ở đới xích đạo là 25 ngày, càng gần hai cực chu kỳ càng dài hơn, ở hai cực là 35 ngày. Các nguyên tố phong phú nhất trên Mặt Trời là hydro, tiếp đến là heli, ngoài ra còn có cacbon, nitơ, oxy và các loại kim loại giống như các nguyên tố hoá học cấu tạo nên Trái đất, chẳng qua tỉ lệ cấu tạo khác nhau mà thôi.
Mặt Trời là một quả cầu lửa nóng bỏng. Tầng ngoài của nó gồm 3 tầng; quang cầu, sắc cầu và quầng Mặt Trời mấy tầng này cấu tạo thành tầng khí của Mặt t rời.
Mặt tròn của Mặt Trời mà ta nhìn thấy gọi là cầu quang, độ dày của nó khoảng 500 km, ánh sáng chói mắt chính là từ tầng này phát ra.
Sắc cầu là mặt ngoài của quang cầu, là tầng trung gian của bầu khí Mặt Trời, ước cao mấy nghìn km, nhiệt độ từ mấy nghìn đến mấy vạn độ. Khi nguyệt thực toàn phần, những tia sáng mãnh liệt phát ra từ cầu quang bị Mặt Trời che lấp, nên ta có thể nhìn thấy tầng khí này có màu đỏ thẫm, do đó gọi tầng này là sắc cầu hoặc tầng sắc cầu .
Quầng Mặt Trời là tầng ngoài cùng nhất của bầu khí Mặt Trời. Tầng này có thể có chiều dày tương đương mấy lần bán kính của Mặt Trời, có lúc thậm trí còn dày hơn nữa. Nó chủ yếu được cấu tạo bởi các nguyên tử điện ly cao độ và các điện tử tự do, mật độ rất loãng. Tầng trong của quầng Mặt Trời hoặc gọi là quầng trong, nhiệt độ cao đến triệu độ. Độ lớn và hình dạng của quầng Mặt Trời có liên quan đến hoạt động của Mặt Trời. Ở thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh, quầng Mặt Trời hình tròn, thời kỳ Mặt Trời hoạt động yếu quầng Mặt Trời bị co lại về phía hai cực, ở đường xích đạo của Mặt Trời lồi ra. Độ sáng của quầng trong ước khoảng một phần triệu của quang cầu, gần giống với ánh sáng của Mặt Trăng vào tối 15 hoặc 16 âm lịch.
Trước kia các nhà thiên văn quan trắc sắc cầu, ngoài những dụng cụ quan trắc ánh sáng đơn sắc ra, còn có thể quan trắc lúc nhật thực toàn phần, còn đối với quầng Mặt Trời trước kia chỉ có thể quan trắc lúc nhật thực toàn phần, ngày nay có thể dùng “”máy quan trắc quầng Mặt Trời”” để quan sát. Mấy năm gần đây quan trắc của vệ tinh nhân tạo chứng tỏ chất khí của quầng Mặt Trời vì nhiệt độ cao mà không ngừng dãn nở, bắn ra những dòng hạt hình thành gió Mặt Trời.
Ngoài ra ở mép ngoài của Mặt Trời còn có những khí đoàn giống như ngọn lửa màu đỏ phát ra ánh sáng, gọi là tai lửa Mặt Trời. Có lúc nó bắn ra với tốc độ rất lớn, có thể đạt đến mấy chục vạn km, sau đó lại rơi vào sắc cầu. Sự xuất hiện độ sáng của quầng Mặt Trời (giống như vết đen Mặt Trời) có chu kỳ khoảng 11 năm. Bình thường ta dùng mắt thường không thấy được, chỉ có các nhà thiên văn dùng kính viễn vọng quan sát sắc cầu hoặc kính phân quang, hoặc quan sát lúc nhật thực toàn phần mới nhìn thấy được.”