Ngoài Trái đất các hành tinh khác có mây không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Mây mà chúng ta nhìn thấy là những hạt băng hoặc hạt nước dày đặc do hơi nước tro ng khí quyển sinh ra. Vì vậy, nơi không có khí quyển như Mặt trăng và nơi mật độ khí quyển chỉ bằng một phẩn 20 của Trái đất như sao Thuỷ đều không thể nhìn thấy mây. Đặc điểm của mây trên những hành tinh cỡ lớn như sao Mộc, sao Thổ v.v. là lớp khí quyển có độ dày trên 1.000 kmvà nhiệt độ xuống thấp, từ trên xuống dưới hình thành nên amônium, tẩng nước đóng băng, do đối lưu mà hiện ra dạng hoa văn.

Các hành tinh như Trái đất trừ sao Thuỷ kể trên ra đều có mây.

Trên sao Hoả, do bão cát hình thành mây cát rất nổi tiếng. Theo quan trắc của tàu Manier- 4, trên sao Hoả có khí quyển loãng tương đương 1/5 khí quyển trên Trái đất, cũng có một ít hơi nước, cho nên có thể hình thành mây băng giống như của Trái đất.

Nhưng 95% trong mây sao Hoả là ôxit cacbon. Theo quan trắc trên cao của phi thuyền Pirate 1 thì nhiệt độ thấp nhất là 139 độ C. Vì nhiệt độ thấp đến thế này nên mây sinh ra đều là băng khô.

Về sao Kim, trong khí quyển thì có tới 95% là điôxit cacbon, độ dày của mây tới 50 km bên trên của mây là âm 20 độ C, không thể hình thành băng khô. Mây thăm dò sao Kim quan trắc được mây ở thể hạt chất lỏng, theo nhận định thì loại mây này ở trên cao ít ra là mây axit sunphuric.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ