Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc?

Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn Nhật”, quy định toàn bộ chủ quyền của Triều Tiên vĩnh viễn bị chuyển nhượng cho Nhật Bản. Từ đấy Triều Tiên biến thành thuộc địa của Nhật Bản.

Sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, Nhật Bản ký kết liên minh với phát xít Đức và Italia, đồng thời gây ra cuộc chiến tranh ở châu Á và Thái Bình Dương tháng 11 năm 1943, những người đứng đẩu các nước Trung Quốc, Mỹ, Anh tuyên bố Cairô rằng sẽ đuổi Nhật Bản ra khỏi tất cả các vùng đát mà nước này xâm chiếm, trong đó có việc làm cho Triều Tiên được độc lập tự do.

Do sự cố gắng chung của các lực lượng chống phát xít ở tất cả các nước, tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đẩu hàng vô điều kiện. Căn cứ vào hiệp định đã ký kết, quân đội Mỹ và quân đội Liên Xô cũ cùng tiếp thu sự đẩu hàng của quân đội Nhật Bản ở Triều Tiên. Còn về khu vực tiếp thu sự đẩu hàng thì hồi bấy giờ đã quyết định lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường phân giới: quân đội Nhật Bản ở phía Nam vĩ tuyến này sẽ đẩu hàng quân đội Mỹ, còn quân đội Nhật Bản ở phía Bắc thì sẽ đẩu hàng quân đội của Liên Xô cũ.

Hồi bấy giờ việc xác định vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường phân giới không có ý nghĩa chính trị hay quân sự gì cả, chẳng qua chỉ vì vĩ tuyến này nằm ở trung bộ nước Triều Tiên, làm cho hai khu vực tiếp thu lại đẩu hàng của quân đội Nhật Bản đại khái bằng nhau mà thôi. Ngoài ra căn cứ vào hiệp nghị thì sau khi tiếp thu đẩu hàng, Mỹ và Liên Xô phải tổ chức một Uỷ ban Liên hợp giúp cho Triều Tiên thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng vì giữa hai nước Mỹ và Liên Xô vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề quan trọng chưa nhất trí, cho nên đến năm 1948 vẫn chưa thành lập được chính phủ lâm thời của Triều Tiên.

Tháng 8 năm 1948, tại miền Nam Triều Tiên thành lập nước Dân quốc Đại Hàn. Tháng 9 năm ấy, ở miền Bắc Triều Tiên thành lập nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Vì đây là hai chính phủ có tính chất không giống nhau cho nên khó cử hành được cuộc phổ thông đẩu phiếu toàn dân tộc.

Tháng 6 năm 1950, cuộc nội chiến ở Triều Tiên bùng nổ, quân Liên hiệp quốc do Mỹ đứng đẩu, đem ngọn chiến tranh đốt lên bờ sông áp Lục. Quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc và Quân đội nhân dân Triều Tiên cùng đánh cho bè lũ xâm lược phải lui về vĩ tuyến 38.

Đến năm 1953, trên vĩ tuyền 38 đã ký kết hiệp định đình chiến và ở hai bên vĩ tuyến 38 lập nên khu phi quân sự rộng 2 km. Thật không ai có thể ngờ rằng đường phân giới tiếp thu sự đẩu hàng năm đó của quân đội Nhật Bản lại có thể trở thành giới tuyến chia cắt lâu dài Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ