Sao Chổi có va chạm với Mặt trời không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Báo chí đã từng đăng những bản tin rất giật gân, đại ý là: Chiều ngày 30 tháng 8 năm 1979 một vệ tinh nhân tạo khi quan sát thực nghiệm gió Mặt Trời ngẫu nhiên quan sát một ngôi sao chổi có hiện tượng sẽ đâm vào Mặt Trời. Hồi đó sao chổi đang bay về hướng Mặt Trời với tốc độ tối thiểu 280 km/s, đuôi của sao chổi dài trên 5 triệu km.

Đó là một sao chổi lướt qua Mặt Trời rất ít gặp. Nó là do vệ tinh nhân tạo lần đầu tiên phát hiện được. Loại sao chổi này có thể xuyên qua quầng Mặt Trời có nhiệt độ rất cao, có lúc là trực tiếp đâm vào Mặt Trời và không thoát ra nữa.

Ngôi sao chổi lướt qua Mặt Trời năm 1979 này đã rơi vào con đường “không quay về” nữa. Căn cứ số liệu quan trắc của vệ tinh nhân tạo báo về, nó đến gần Mặt Trời vào ngày 31 tháng 8. Điểm gần Mặt Trời của nó cách trung tâm Mặt Trời chỉ có 0,001 đơn vị thiên văn tức ước khoảng 15 vạn km. Vì bán kính của Mặt Trời là 70 vạn km cho nên ngôi sao chổi lướt qua Mặt Trời này đương nhiên sẽ đi vào Mặt Trời, cách tầng bề mặt Mặt Trời dưới 55 vạn km. Xem ra ngôi sao chổi này không thể xuyên qua Mặt Trời được, đến điểm gần Mặt Trời nó chỉ có thể đi thẳng vào Mặt Trời.

Sao chổi lướt qua Mặt Trời và hiện tượng va vào Mặt Trời không phải là tuyệt đối không có. Gặp vận không may như thế còn có ngôi sao chổi “1887 I”. Ngôi sao chổi này có điểm gần Mặt Trời ở cự ly cách trung tâm Mặt Trời khoảng 2,7 vạn km. Trước khi đạt đến điểm gần Mặt Trời thì tai nạn đã xảy ra. Khi sao chổi bắt đầu đâm vào Mặt Trời đã bốc cháy, tàn tích của nó chỉ còn lại sau một vài tuần và cuối cùng mất hết.

Năm 1979 và năm 1987 có hai ngôi sao chổi lướt qua Mặt Trời, đều là những thành viên trong nhóm sao chổi Klus. Đến nay tối thiểu người ta đã biết được có 13 ngôi sao chổi trong số những thành viên trong gia đình sao chổi này. Về đại thể chúng đều có quỹ đạo chuyển động rất gần giống nhau, có những ngôi sao là sao chổi chu kỳ, đặc điểm chung quỹ đạo của nó là rất gần Mặt Trời, từ mấy chục vạn km đến mấy vạn km. Nếu ta gọi các cao chổi nói chung là những “kẻ lang thang” trong hệ Mặt Trời thì sao chổi lướt qua Mặt Trời sẽ là những “kẻ mạo hiểm”.

Vì những kẻ mạo hiểm này có khả năng lướt qua rất gần Mặt Trời cho nên chúng để lại những ghi chép thiên văn ít gặp nhất. Năm 1680 có một sao chổi lớn khi đến gần Mặt Trời, cự ly chỉ cách bề mặt Mặt Trời có 23 vạn km. Trước và sau đó độ sáng của nó đạt đến cấp sao – 18, so với trăng lặn còn sáng hơn gấp 100 lần. Cho đến nay vẫn chưa có thiên thể nào (trừ Mặt Trời ra) có độ sáng vượt qua nó. Chu kỳ quay quanh Mặt Trời của ngôi sao chổi này được cho là rất dài, 8800 năm. Khi sao chổi “18431” đến gần Mặt Trời thì cách bề mặt Mặt Trời có 13 vạn km, bốn ngày sau nó hình thành một cái đuôi dài bất ngờ 320 triệu km, cho đến nay đó vẫn là sao chổi kỷ lục có đuôi dài nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ