“Không biết các bạn có chú ý đến không, một mặt hướng nam và một mặt hướng bắc của nhà, sườn phía Nam và sườn phía Bắc của núi cao nhận được lượng ánh sáng Mặt trời khác nhau. Ánh sáng Mặt trời ở sườn nam được chiếu trực tiếp, hơn nữa chiếu cả ngày tới tối, do đó thực vật sống trên phẩn núi này sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao; ánh sáng Mặt trời ở sườn bắc được chiếu xiên, những thực vật sống trên phẩn núi này sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt lượng. Ngoài ra, lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ, hướng gió, gió theo mùa và điều kiện hoàn cảnh khác của hai sườn nam và bắc cũng không hoàn toàn giống nhau.
Do ánh sáng, lượng nước, hướng gió, nhiệt độ khác nhau, làm cho sự sinh trưởng lâu dẩi của thực vật ở sườn nam và sườn bắc cũng có tính cách không giống nhau. Nói một cách đơn giản, loài thực vật sinh trưởng ở sườn nam thích ánh sáng Mặt trời, nhà thực vật học gọi đó là thực vật dương sinh như tùng, sam, dương, liễu, hoè. Loài thực vật sinh trưởng lâu dài ở sườn bắc thì thích bóng râm, do đó người ta gọi chúng là thực vật âm sinh, như vân sam, lãnh sam, ngọc châm. Đây là kết quả do thực vật sống lâu dài trong môi trường khác nhau. Tính cách đặc thù thích dương thích âm này vốn không thể hình thành được trong một thời gian ngắn. Nhưng cho dù hình thành nên tính cách như thế này hoặc như thế kia cũng không thể thay đổi một cách tuỳ tiện được. Bởi vì để chúng càng thích hợp hơn với điều kiện sống ở sườn nam và sườn bắc, trong hình thái phẩn ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong đều có sự biến đổi. Vậy thì, hình thái bên ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong của thực vật thích dương và thực vật thích âm có sự khác biệt gì? Sự khác biệt rõ ràng nhất là phẩn lá. Chất là của thực vật thích ánh sáng là hơi dày và thô ráp, trên mặt lá có lớp chất sừng hoặc chất sáp có thể chống chọi với ánh sáng Mặt trời, lỗ khí thường nhỏ và dày, chất diệp lục tương đối ít nhưng số lượng tương đối nhiều. Đặc trưng cấu tạo lá của thực vật thích dương có thể đảm bảo cho lá có thể lợi dụng tốt năng lượng Mặt trời dưới sức chiếu của Mặt trời, trong trường hợp thiếu ánh sáng Mặt trời, cũng có thể tiến hành tác dụng quang hợp nhất định. Cấu tạo lá của thực vật thích âm và thực vật thích dương hoàn toàn tương phản nhau, lá thường to mà mỏng, chất sừng không phát triển, tế bào thân lá và lỗ khí tương đối ít, có khe hở tế bào tương đối phát triển. Số lượng diệp lục của lá ít hơn một nửa so với thực vật thích dương, nhưng hình dáng của lá hơi to. Như thế có lợi trong môi trường ẩm ướt, tối tăm cũng có thể hấp thụ và lợi dụng ánh sáng Mặt trời yếu ớt.
Ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trời đối với sự sinh trưởng và phát dục của thực vật thực ra là rất lớn, do tác dụng của ánh sáng, không chỉ hình thái và sinh lý phẩn lá của thực vật thích ánh sáng và thực vật thích bóng râm có sự khác biệt rõ ràng, mà chính là cùng một loại thực vật, sinh trưởng trong môi trường đẩy ánh sáng Mặt trời và môi trường râm mát thì biến hoá sinh thái của lá cũng rất lớn. Ví dụ, cây sinh trưởng trên mặt đất trống trải thì tán cây rộng lớn và phát triển; Sinh trưởng trong rừng rậm thì tán cây nhỏ hẹp và cao chót vót. Thậm chí có lúc lá trên cùng một cây do nhận được ánh sáng khác nhau mà tính cách biểu hiện ra của chúng cũng khác nhau, như lá trên ngọn cây hoặc mặt ngoài cây do nhận được nhiều ánh sáng chiếu, phẩn lá này liền biểu hiện ra đặc trưng của lá thích ánh sáng, còn lá phẩn dưới tán hoặc ở bên trong do thiếu sự chiếu sáng của ánh sáng, do đó chúng mới biểu hiện ra đặc trưng của lá thích bóng râm. Ví dụ như cây đinh hương, hoè tây, trên cùng một cây có thể xuất hiện lá thích ánh sáng và lá thích bóng râm.
Trong thực vật có loài thích ánh sáng, có loài thích bóng râm, chủ yếu được tạo thành do sự chiếu thẳng và chiếu xiên của ánh sáng Mặt trời, do điều kiện hoàn cảnh sinh trưởng khác nhau. Nhưng, có thể khẳng định một điểm, bất luận thực vật có hình dạng như thế nào, nếu không có một tia sáng thì dù cho là thực vật thích ánh sáng hay thực vật thích bóng râm thì đều không sống được.”