“Kính viễn vọng từ khi phát minh đến nay chưa đến 4 thế kỷ. Ngày nay đường kính kính viễn vọng quang học rất to, uy lực rất mạnh, vượt xa so với kính viễn vọng thuở ban đầu.
Mặc dù thế, nhiệm vụ chủ yếu của kính viễn vọng quang học vẫn là quy tụ ánh sáng thấy được của các thiên thể chiếu vào kính để nghiên cứu về hình thức chuyển động, kết cấu cũng như trạng thái vật lý và sự cấu thành hoá học của nó.
Bước sóng của ánh sáng thấy được nằm trong khoảng 400 – 700 nm (1 nm = 10-9 m). Nếu xem tầng khí quyển bao quanh Trái Đất là một bức tường thì ánh sáng thấy được chỉ là “”một khe nhỏ”” rất hẹp trên bề mặt của nó. Nhưng đừng xem thường “”khe nhỏ”” này. Hơn 300 năm nay sự phát triển của thiên văn học và một loạt kết quả thu được đều thông qua quan trắc của khe nhỏ này mà có.
Ánh sáng thấy được là một loại sóng điện từ. Trong họ sóng điện từ có khá nhiều thành viên. Sắp xếp theo độ dài của bước sóng thứ tự như sau:
– Sóng vô tuyến (hoặc sóng vô tuyến điện) có bước sóng từ 30 m – 1 mm.
– Sóng hồng ngoại có bước sóng: từ 1 mm – 700 nm.
– Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng: từ 700 – 400 nm.
– Tia tử ngoại có bước sóng từ 400 – 10 nm
– Tia X có bước sóng: từ 10 – 0,001 nm.
– Tia γ có bước sóng: