Vì sao các nhà thiên văn phải quan sát nhật thực và nguyệt thực?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Mặt trời là nguồn năng lượng của sự sống trên Trái Đất. Tất cả mọi sự biến đổi phát sinh trên Mặt Trời đều liên quan mật thiết với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Ví dụ bầu khí của Mặt Trời phát sinh bùng nổ sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi thời tiết, sóng ngắn vô tuyến trên mặt đất. Vì vậy hiểu được bản chất của Mặt Trời, nắm chắc “”tính khí”” của nó rất có ý nghĩa.

Muốn tìm hiểu thì phải quan sát. Nhưng quan sát Mặt Trời gặp rất nhiều trở ngại. Thông thường ta chỉ thấy được ánh sáng Mặt Trời rất mạnh, tuyệt đại bộ phận là do tầng khí thấp nhất của Mặt Trời phát ra, đó gọi là tầng quang cầu ánh sáng tầng ngoài cùng của bầu khí Mặt Trời rất yếu, khi quan sát Mặt Trời từ mặt đất, vì ánh sáng bị tầng khí quyển Trái Đất tán xạ khiến cho không khí trở nên rất sáng, hoàn toàn che lấp ánh sáng của bầu khí tầng ngoài Mặt Trời, làm cho ta không nhìn thấy các hiện tượng ở đó. Dùng những thiết bị thông thường chỉ có thể nhìn rõ tầng quang cầu .

Khi nhật thực toàn phần, Mặt Trăng che lấp quang cầu của Mặt Trời, bầu trời trở thành tối, ánh sáng của bầu khí tầng ngoài Mặt Trời mới hiện rõ, lộ ra bộ mặt thật khiến cho ta có thể nhìn thấy được những hiện tượng mà thường ngày không thể nhìn thấy hoặc thấy không rõ.

Sắc cầu, bề mặt Mặt Trời và quầng Mặt Trời đều là các phần cấu tạo nên bầu khí tầng ngoài Mặt Trời. Trên đây đã nói đến sự biến đổi của thời tiết trên Trái Đất, các thông tin vô tuyến bị nhiễu đều liên quan chặt chẽ với hoạt động của chúng. Vì vậy tầng sắc cầu , bề mặt Mặt Trời, quầng Mặt Trời đều là những đối tượng gây hứng thú cho các nhà thiên văn. Bình thường với điều kiện nhất định cũng có thể quan trắc được tầng sắc cầu, bề mặt Mặt Trời, quầng Mặt Trời nhưng khi có nhật thực toàn phần thì những hiện tượng này có thể nhìn thấy rất rõ. Lúc đó tiến hành nghiên cứu sẽ thu được những kết quả rất có giá trị. Cho nên mỗi lần phát sinh nhật thực toàn phần, các nhà khoa học không ngại xa xôi nghìn dặm, mang vác các thiết bị cồng kềnh đến vùng nhật thực toàn phần để tiến hành quan trắc.

Vậy vì sao phải quan trắc nguyệt thực? Khi có nguyệt thực toàn phần, thông qua nghiên cứu độ sáng và màu sắc của Mặt Trăng, các nhà thiên văn có thể phán đoán được thành phần không khí ở tầng trên của khí quyển Trái Đất. Khi nguyệt thực có thể đo được sự biến đổi nhiệt độ bề mặt Mặt Trăng, giúp ta nghiên cứu cấu tạo bề mặt của Mặt Trăng, ngoài ra còn có thể từ quá trình nguyệt thực để nghiên cứu kỹ quy luật chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. So sánh ta thấy: quan trắc nhật thực có ý nghĩa khoa học hơn nhiều so với quan trắc nguyệt thực.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ