“Ban đêm ta thường thấy những ngôi sao băng lướt qua trên bầu trời, sản sinh hiện tượng sao băng này đa số đều là những sao có độ lớn rất nhỏ. Sao băng khi va chạm với không khí, bị ma sát nên bốc cháy, tạo thành than. Nếu sao băng tương đối lớn không cháy hết thì bộ phận còn lại sẽ rơi xuống gần mặt đất rồi vỡ ra, những mảnh đá to nhỏ rơi trên mặt đất trở thành vẫn thạch. Nếu vẫn thạch rơi tương đối nhiều thì gọi là mưa sao băng.
Ngày 8 tháng 3 năm 1976 một trận mưa sao băng hiếm thấy đã rơi ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Khoảng ba giờ chiều hôm đó một ngôi sao khối lượng khoảng mấy tấn rơi xuống bầu trời của tỉnh Cát Lâm với tốc độ rất nhanh. Vì tầng không khí dày đặc nên ngôi sao bốc cháy, phát sáng hình thành một quả cầu lửa to. Quả cầu lửa rất nhanh phân thành hai, từ đông sang tây và gây ra một tiếng nổ rất lớn. Tiếng dội chưa dứt thì các vẫn thạch rơi xuống rào rào giống như một trận mưa.
Trận mưa sao băng ở Cát Lâm trên thế giới rất hiếm thấy. Đó là trận mưa có diện phân bố rộng, số lượng nhiều nhất và chất lượng lớn nhất xưa nay chưa từng gặp.
Khu vực mưa sao băng kéo dài từ đông sang tây 70 km, chiều rộng nam bắc 8 km, diện tích khoảng 500 km2.
Trong mấy ngày những người nghiên cứu sao băng đã thu thập được hơn 1000 mẩu có khối lượng lớn hơn 500 g, còn những mảnh nhỏ nát vụn thì nhiều vô số.
Lần mưa sao băng này tổng khối lượng có thể đạt trên 2.600 kg. Trong đó những mẩu lớn nhất là những vẫn thạch lớn xưa nay trên thế giới chưa hề thu được, nó đạt tới 1.770 kg. Mẫu vẫn thạch này rơi ở huyện Vĩnh Cát, thôn Hoa Bì.”