Vì sao người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải giới thiệu các nhà du hành vũ trụ gồm những ai.

Trước kia, đội ngũ các nhà du hành được tạo thành do các thành phần sau: một là phi công lái con tàu, phụ trách thao tác lái các con tàu trong vũ trụ; hai là các chuyên gia làm nhiệm vụ bay, phụ trách bảo dưỡng con tàu trong khi bay, hoàn thành việc phóng và sửa chữa vệ tinh hoặc các máy thăm dò trong khi bay, ngoài ra còn có nhiệm vụ đặc biệt ra ngoài con tàu để thực hiện một công việc nào đó; ba là chuyên gia bay theo, họ là những nhà khoa học hay kỹ sư bay lên vũ trụ để tiến hành các thí nghiệm khoa học. Hai loại trước là nhà du hành chuyên nghiệp, còn loại sau là phi chuyên nghiệp, chỉ cần đảm nhiệm những nhiệm vụ có liên quan với nghề nghiệp của mình mà bay lên.

Thời kỳ đầu việc tuyển nhà du hành rất nghiêm ngặt, thường tuyển từ trong số phi công lái máy bay phản lực. Có thể nói “nghìn người chọn một”, cho nên yêu cầu đối với cơ thể rất nghiêm ngặt. Đương nhiên người có bệnh cận thị không thể tuyển.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật vũ trụ, các con tàu và máy bay vũ trụ đi về càng nhiều, nên số lần hoạt động của các nhà du hành ngày càng tăng lên, trạm vũ trụ thành nơi quan trọng để người ở lại trong vũ trụ. Do đó từ nay về sau càng có nhiều người lên sống và làm việc trong vũ trụ. Theo thống kê, toàn thế giới số người cần điều chỉnh thị lực chiếm 48% (chủ yếu là cận thị). Những người cận thị trong các nhà khoa học và các kỹ sư tỉ lệ còn cao hơn. Nếu đeo kính bay lên vũ trụ vừa không tiện lợi cho làm việc, vừa không an toàn, nhưng nếu không tuyển chọn họ lại là một tổn thất rất lớn. Vậy lối thoát ở đâu?

Dùng kính áp tròng có thể giải quyết vấn đề này. Nước ngoài đã để cho các nhà du hành đeo kính áp tròng bay lên vũ trụ làm thí nghiệm, không gây ra trở ngại gì và công nhận kính áp tròng là kính lý tưởng đối với nhà du hành.

Từ nay về sau, không những các nhà khoa học và kỹ sư bay vào vũ trụ không bị hạn chế về thị lực mà đối với các du khách vũ trụ trong tương lai cũng mở ra một cánh cửa mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ