“Không biết bạn có chú ý là trên bao bì, hộp đựng nhiều thương phẩm như thuốc lá, rượu thường có bố trí một nhóm vạch xếp thành hình chữ nhật. Nhóm vạch gồm nhiều vạch đen trắng, to nhỏ khác nhau. Thực ra, trong đời sống hàng ngày mã vạch được sử dụng khá rộng rãi: Trong các hàng hoá, sách báo xuất bản, ở trang bìa cuối thường có mã vạch.
Thế mã vạch có công dụng gì? Vì sao trên hàng hoá, bìa sách, tạp chí lại có mã vạch. Trên thực tế, mã vạch là người bạn đường của máy tính, tuỳ thuộc sự phát triển của kĩ thuật máy tính và tuỳ thuộc tình trạng giao lưu kinh tế mà sinh ra một kĩ thuật thông tin mới đó là kĩ thuật mã vạch. Mã vạch hội đủ các yếu tố: rất tiết kiệm, nhanh chóng, chính xác khi thu thập và truyền đạt các thông tin. Nói vắn tắt, chỗ đặc dụng của mã vạch là truyền đạt các thông tin.
Khả năng truyền đạt thông tin của nhóm vạch có độ rộng to nhỏ khác nhau là điều không còn phải bàn cãi. Dưới đây sẽ giới thiệu một cách vắn tắt. Mã vạch có thể truyền đạt thông tin qua độ rộng, hẹp, đậm, nhạt của các vạch, các đặc điểm này của mã vạch có thể nhận biết nhờ các vạch, độ rộng của khe, cách bố trí các vạch mà mã vạch có thể truyền đạt các loại thông tin khác nhau. Quan sát kĩ các mã vạch khác nhau, bạn có thể thấy tuy trông bề ngoài chúng hầu như giống nhau, tuy nhiên thực sự chúng có các khác biệt nhỏ. Các sai biệt này ta không nhận thấy được bằng mắt, nhưng với máy tính thì các sai biệt này là rất lớn.
Mới nhìn thì mã vạch là các vạch có độ rộng to nhỏ khác nhau, thực ra nó là một loạt các chữ số theo hệ đếm nhị phân. Mọi người đều biết trong hệ đếm nhị phân chỉ có hai chữ số: 1 và 0 mà trong hệ mã vạch số 1 và số 0 được phân biệt theo hình dáng của vạch liền và khe trống, hoặc vạch rỗng là số 1 còn vạch mảnh là số không v.v… Hoặc cũng có thể dùng màu đen, màu trắng, vạch màu đen là số 1, vạch trắng là số 0 v.v… Máy tính sẽ dùng đầu đọc quang học như các bút quang điện để đọc mã vạch. Khi chiếu ánh sáng lên mã vạch, giữa vạch đen và vạch trắng có sự phân biệt rất rõ, các nét phân biệt này sẽ được biểu hiện bằng các dòng quang điện lớn, nhỏ; còn giữa nét vạch và khe hở làm tín hiệu xuất hiện trong các thời gian dài, ngắn khác nhau. Như vậy bút quang điện có thể nhận biết được mã vạch. Thông thường có thể đọc mã vạch theo kiểu quét song song với vạch, có thể quét ngang từ trái sang phải hoặc ngược lại.
Mã vạch có thể đọc được bằng máy, nhưng có phải người ta không thể nào nhận được bằng mắt? Thực ra nhìn vào cách sắp xếp các nhóm vạch người ta có thể hiểu sơ lược được phạm vi của các mã vạch.
Thông thường thì mã vạch truyền đạt thông tin qua máy tính, qua một quy phạm phiên dịch thống nhất. Ví dụ trong sản xuất ô tô người ta dùng hệ mã “cốt 39”, đó là loại kĩ thuật mà lĩnh vực sản xuất ô tô quy định sử dụng một cách phổ biến. Trên thế giới không ít các nghiệp đoàn, đoàn thể quy định hệ mã vạch theo một quy phạm riêng. Tuy nhiên cũng có hệ mã vạch chỉ lưu hành trong phạm vi nội bộ không cần có sự phổ biến với bên ngoài như các hệ mã vạch riêng cho nội bộ một siêu thị không cần phải phù hợp với các quy phạm thông dụng.
Sự phát triển của kĩ thuật máy tính đã trực tiếp đưa đến các ngôn ngữ máy làm việc ứng dụng mã vạch ngày càng rộng rãi.”