Thế nào là sao siêu mới?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Theo những ghi chép trong sử Trung Quốc thì thời Bắc Tống người ta phát hiện một “vị khách” trên bầu trời, ban ngày cũng có thể nhìn thấy, sự kiện đó kéo dài 23 ngày. Qua nghiên cứu và chứng minh thì vị khách đó là một ngôi sao siêu mới bùng nổ một lần vào năm 1054. Nhà thiên văn nổi tiếng Aurther xác nhận, trong nhóm sao hình dạng con cua của chòm sao Kim Ngưu chính là những chất của ngôi sao siêu mới này bùng nổ bắn ra, gọi là di tích của sao siêu mới. Năm 1969 các nhà thiên văn căn cứ vào những tia α và tia bức xạ γ từ đám tinh vân này mà phát hiện ở trung tâm của nó có punxa, ngôi sao mạch xung chính là một thiên thể mật độ cao, tự quay với tốc độ cao – sao nơtron được dự đoán bằng lý luận. Những phát hiện này đã gây cho các nhà khoa học sự quan tâm đặc biệt.

Căn cứ lý luận diễn biến của hằng tinh, khi một hằng tinh diễn biến đến giai đoạn cuối cùng thì năng lượng hạt nhân ở tâm của nó đã tiêu hao hết, lúc đó hằng tinh sẽ phát sinh co ngót đặc lại suy sập và vì thế dẫn đến hằng tinh bùng nổ, bắn ra một lượng lớn vật chất, hình thành vỏ chất khí giãn nở ra bên ngoài với tốc độ cao. Sau khi co ngót, nó không thể phục hồi lại như ban đầu nữa mà trở thành một thiên thể đặc, khối lượng của hằng tinh thu lại rất nhỏ, tạo nên hố đen, thành sao nơtron hoặc sao lùn trắng.

Vì vậy sự bùng nổ của sao siêu mới năm 1054 hoàn toàn phù hợp với sự diễn biến của lý thuyết. Nó là toàn bộ quá trình một hằng tinh bị huỷ diệt cho đến nay quan sát được. Khi sao siêu mới bùng nổ thì độ sáng của hằng tinh tăng lên mấy chục triệu lần, thậm chí hàng trăm triệu lần.

Thoạt xem, sao siêu mới và sao mới có vẻ giống nhau, đều là do hằng tinh bùng nổ khiến cho thiên thể giãn nở làm tăng độ sáng. Chỉ có điều là sự bùng nổ của sao siêu mới so với sao mới mãnh liệt hơn, thiên thể giãn nở và độ sáng tăng lên nhiều hơn. Nhưng trên thực tế sao siêu mới hoàn toàn khác hẳn với sao mới, bởi vì sao mới bùng nổ một lần chỉ phóng ra 0,1% – 0,01% khối lượng của hằng tinh. Sự bùng nổ này đối với bản thân hằng tinh không gây ra ảnh hưởng lớn. Còn sao siêu mới bùng nổ thì phần lớn khối lượng của hằng tinh bắn ra hết. Sau khi bùng nổ nó không thể phục hồi trở lại như hằng tinh ban đầu nữa, mà trở thành một thiên thể đặc hoàn toàn khác với hằng tinh ban đầu. Do đó sao siêu mới bùng nổ là một quá trình quan trọng của hằng tinh chết đi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ