“Vào thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, bọn phát xít muốn đánh gục nước Anh đã phái một đội máy bay chiến đấu hùng hậu đánh phá ba hòn đảo của nước Anh.
Bấy giờ nước Anh và đã phát minh ra các thiết bị ra-đa đã dự đoán kịp thời sự xâm phạm của máy bay địch. Các nhà chức trách quân sự của Anh nhận thức được rằng, thiết bị tiên tiến là rất cần, nhưng thiết bị còn phải dựa vào người quản lí. Nếu có sách lược đúng, quản lí tốt thì hiệu năng của thiết bị được đề cao hơn. Do vậy họ đã mời nhiều nhà khoa học thành lập một tổ vận trù. Thông qua các phân tích toán học và cách tính toán để giúp cho quân đội dùng ra-đa xác định vị trí của máy bay địch.
Dưới sự hiệp đồng của nhóm vận trù học, không quân Anh đã đánh lùi hết đợt máy bay này đến đợt máy bay khác cũng như đã bắn rơi nhiều máy bay của Đức, làm cơ sở cho chiến thắng cuối cùng của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức.
Về sau ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Canađa khi phối hợp các loại binh chủng chủ yếu vận dụng các tổ vận trù. Vận trù học giúp cho việc khống chế hoả lực khi dã ngoại, tổ chức vận chuyển quân sự, các sách lược chống tàu ngầm, nghiên cứu việc phát hiện bom mìn, ngư lôi. Vận trù học cũng giúp cho việc phân phối một cách tối ưu các tân binh và đã thu được các hiệu quả tốt đẹp, có nhiều ứng dụng tốt trong thực tế chiến trường. Ví dụ trong một lần tác chiến bắn chìm hạm tàu của Nhật tại hải phận Tân Ghinê (New Guinea), Anh đã vận dụng thành công các nghiên cứu của nhóm vận trù.
Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai người ta đã vận dụng lượng hữu hạn nhân lực, vật lực, tận dụng được khả năng của thiết bị là nhờ sự phát triển của ngành toán vận trù học. Do vận trù học được sử dụng sớm nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nên có thể nói vận trù học đã được sinh ra từ chiến trường. Sau chiến tranh, vận trù học được sử dụng rất rộng rãi, được ứng dụng trong sản xuất, hoạch định chính sách, quyết sách quản lí. Trước mắt vận trù học là một ngành toán học vừa có tính học thuật vừa có tính ứng dụng.”