Tại sao lại phải đào cây phòng phong (một vị thuốc Đông y) vào mùa xuân?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Cây phòng phong là một loại thực vật dùng để làm thuốc, rễ của nó chính là phòng phong trong vị thuốc Đông y, có tác dụng ra mồ hôi, trừ gió, giảm đau. Các tỉnh của Trung Quốc như Đông Bắc, Nội Mông, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây và Thiểm Tây đều có phân bố.

Cây phòng phong thích sống ở trong rừng cây cối rậm rạp ở thảo nguyên hay đồi núi hoang sơ. Khi người lấy thuốc đi thu lượm đào cây phòng phong phát hiện, có một số cây không ra hoa kết quả và một số cây ra hoa kết quả. Thế là, họ gọi loại không ra hoa kết quả là “phòng phong đực” và loại ra hoa kết quả là “phòng phong cái”. “Phòng phong đực” có rễ mọc rậm rạp, phần vỏ có nhiều dịch, tính gỗ ít, khá mềm nhẵn, lõi gỗ thường thường có vằn hoa cúc, sau khi đào lên phơi khô có thể dùng làm thuốc; còn “phòng phong cái” có rễ mọc thưa, phần dịch vỏ không nhiều mà xốp mềm, tính gỗ nhiều, chất lượng kém, sau khi phơi khô sẽ bị rỗng, không thể làm thuốc được.

Tại sao cây phòng phong lại có hiện tượng cây cái và cây đực?

Phòng phong là thực vật thân tảo sống lâu năm, loài lưỡng tính không phân đực cái. Trong môi trường bình thường, phòng phong sinh trưởng đến năm thứ ba mới ra hoa kết quả. Cho nên thu hoạch giống thường phải sau ba năm, việc thu hoạch rễ càng muộn thì càng được nhiều, nói chung sau khoảng 7 – 8 năm mới có giá trị để đào.

Hàng năm vào mùa xuân, cây phòng phong đều ra thêm mầm trên đất, nhưng có một số cây sau khi ra mầm mới, do không đủ ánh sáng, mầm hoa không thể hình thành, hoặc do động vật và con người phá hoại, không thể ra hoa kết quả, những cây này năm đó chỉ ra thân, lá; trở thành cây phòng phong đực. Do năm đó chỉ ra lá, thân cành thô khỏe, lá to rộng, ánh lên, các chất dinh dưỡng hữu cơ do lá tạo ra có thể tập trung vận chuyển tới phần rễ ở dưới đất, nên chất lượng rễ cao. Còn cây ra hoa kết quả, chất dinh dưỡng đều chuyển lên hoa, rồi lại cung cấp cho quả, nên rễ có ít chất dinh dưỡng, có chất lượng kém. Người hái thuốc phát hiện hiện tượng này, chỉ đào lấy rễ “cây phòng phong đực” mà không lấy rễ cây phòng phong cái.

Hiểu rõ được điều này, thì biết được người hái thuốc tại sao muốn đào cây phòng phong vào mùa xuân. Bởi vì qua hai mùa thu, đông, rễ cây phòng phong chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp cho cây sinh trưởng phát dục ở năm thứ hai, lúc này chất lượng rễ cây khá cao, cây phòng phong qua mùa hè tới mùa thu, thường ra hoa kết quả, chất lượng rễ sẽ kém, phòng phong đào được đương nhiên chất lượng không cao.

Cây phòng phong trồng nhân tạo thường thì phải sau 7 – 8 năm mới có thể đào được. Để đảm bảo chất lượng và sản lượng của rễ, cần phải khống chế cây không được trổ bông ra hoa quá sớm. Biện pháp cụ thể: một là tăng cường mật độ cây trồng, do mật độ cây tăng lên, không gian mà cây phòng phong sẽ tiến hành quang hợp ít, tỉ lệ trổ bông ra hoa giảm, như vậy có thể thúc đẩy các cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng; hai là giảm bớt số lần xới đất, giữa ruộng có các loại cỏ tạp sống, khiến cho cây phòng phong sống trong môi trường nửa hoang dại, cũng sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa kết quả, từ đó mà đảm bảo chất lượng rễ cây phòng phong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ