Tại sao lúa lai cần phối hợp “ba hệ”?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trên ruộng lúa, chúng ta có thể nhìn thấy một loại lúa mới, sản phẩm này mọc rất cao to, thân thô khoẻ, sinh trưởng đặc biệt dồi dào. Khi trổ bông chín hình dáng bông cũng to hơn, bông chủ to nhất kết hơn 400 hạt, sản phẩm mới chính là lúa lai.

Muốn đạt được lượng lớn giống lúa lai không phải là một việc dễ, trong quá trình gây giống hoàn thành sự kết hợp đồng bộ “ba hệ”, trong sản xuất mới có thể mở rộng ứng dụng.

Sự kết hợp đồng bộ “ba hệ” đó là gì?

Lúa lai được tạo ra thông qua sự tạp giao giữa các giống lúa khác nhau, mà lúa là sản phẩm nông nghiệp tự thụ phấn, bất lợi cho việc phối hợp lai tạo giống. Muốn tiến hành tạp giao hai loại giống lúa khác nhau, trước tiên phải tiến hành nhân tạo ngắt bỏ hoặc giết chết nhị đực của một sản phẩm, sau đó lấy phấn hoa nhị đực của sản phẩm kia thụ phấn lên sản phẩm bị ngắt bỏ nhị đực, như vậy mới không xuất hiện lúa lai giả của sản phẩm đã bị ngắt nhuỵ đực tự thụ phấn thành. Nhưng nếu chúng ta dùng phương pháp nhân tạo tiến hành thụ phấn ngắt bỏ nhuỵ đực trên lượng lớn những bông lúa, lượng công việc cực kì lớn, thực tế không thể giải quyết việc sản xuất lượng giống lớn như vậy. Vì vậy qua nghiên cứu, tạo ra một loại lúa làm cây mẹ, cây mẹ có cá tính đặc biệt, nhuỵ đực của nó gầy nhỏ thoái hoá, bao phấn nhuỵ đực của hoa khô quắt lại, không thể thụ tinh hết hạt bằng phấn hoa của mình được.

Để không cho cây mẹ bị mất đời sau, phải tìm cho nó hai đối tác, đặc điểm của hai đối tác này khác nhau: đối tác một hình dáng bên ngoài giống cây mẹ, nhưng có phấn hoa khoẻ và một đầu nhuỵ cái phát triển, sau khi dùng phấn hoa của nó thụ phấn cho cây mẹ, sản phẩm được tạo ra là một cây con gái, lớn giống hệt cây mẹ, cũng là một cây mẹ mới có nhuỵ đực gầy nhỏ, thoái hoá, bao phấn khô quắt lại, không có khả năng sinh dục; đối tượng hai dáng vẻ bên ngoài lại khác cây mẹ, thường phải cao hơn cây mẹ, có cuống hoa khoẻ và đầu nhuỵ cái phát triển, sau khi dùng phấn hoa của nó thụ phấn cho cây mẹ mới, sản phẩm được tạo ra là một cây con trai, lớn hơn cây bố và cây mẹ; đây chính là lúa lai mà chúng ta cần. Một cây mẹ và hai đối tượng, người ta căn cứ vào đặc điểm khác nhau của mỗi loại, lần lượt đặt ba tên: cây mẹ được gọi là hệ không phát dục, hai cây đối tác, một cây gọi là hệ duy trì, một cây được gọi là hệ khôi phục, gọi tắt là “3 hệ”. Có sự kết hợp của “3 hệ”, chúng ta sẽ biết trong sản xuất làm thế nào để tạo ra lúa lai: phải trồng một mảnh ruộng sinh sôi và một mảnh đất gây giống, mảnh ruộng sinh sôi trồng cây hệ duy trì nhờ sức gió truyền đến hệ không phát dục, hệ không phát dục sẽ thụ phấn kết quả bình thường, đời sau được tạo ra vẫn là hệ không phát dục, đạt được mục đích sinh sôi hệ không phát dục. Chúng ta có thể lấy hạt giống hệ không phát dục này, giữ lại một phần để tiếp tục sinh sôi, phần kia thì gây giống cùng với hệ khôi phục, khi hệ không phát dục và hệ khôi phục trong ruộng gây giống đều ra hoa, phấn hoa của hệ khôi phục truyền sang hệ không phát dục, đời sau hệ không phát dục tạo ra chính là lúa lai trồng trong ruộng giống. Do nhuỵ đực và nhuỵ cái của bản thân hệ duy trì và hệ khôi phục đều bình thường mỗi loại tự tiến hành thụ phấn, cho nên hạt giống mỗi loại kết ra vẫn là đời sau của hệ duy trì và hệ khôi phục. Đây là sự sắp xếp thật khoa học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ