Tại sao có một số bắp ngô thiếu hạt và “ngô trọc”?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Khi thu hoạch ngô, chúng ta tước chiếc “áo khoác” của nó ra, rồi cắt túm “râu” trên đầu bắp ngô đi, sẽ thấy trên bắp ngô những hạt ngô xếp hàng thẳng tắp với nhau. Nhưng thường cũng có một số bắp ngô ngọn bắp trọc lốc, có bắp còn chỉ có lưa thưa một vài hạt, giống như trốc đầu. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta trước tiên hãy lí giải xem một hạt ngô được hình thành như thế nào?

Ngô là cây trồng truyền phấn dị hoa, nhờ phấn hoa đực trên đỉnh ngọn rơi vào đầu nhụy mới có thể kết quả. Bình thường việc “vận chuyển” phấn hoa này là do gió đảm nhiệm. Có khi không may, khi ngô đang ra hoa, gặp phải điều kiện khí hậu không tốt như gặp gió to, phấn hoa thường bị thổi đi rất xa, không thể rơi ngay trên đầu nhuỵ cái. Có khi gặp những trận mưa liên miên, khiến cho nhuỵ đực không thể ra hoa rồi phát tán phấn, cho dù có thể phát tán phấn nhưng phấn hoa thường do hút nước nở ra rồi vỡ hoặc dính lại thành miếng, mất đi sức sống; có khi ở nhiệt độ cao lại khô, nhuỵ đực ra hoa phát tán phấn sớm, còn nhuỵ cái thì ra hoa muộn tạo thành hiện tượng nhụy cái ra hoa tách rời. Trong tình trạng như vậy nhuỵ cái rất khó có đủ phấn hoa để hoàn thành sự thụ tinh, dẫn đến hiện tượng “trọc” và thiếu hạt.

Muốn khắc phục hiện tượng này giúp cho bắp ngô ra to và mập, có thể khi ra hoa giúp chúng vận chuyển phấn hoa – sự trợ giúp thụ phấn nhân tạo. Phương pháp thụ phấn nhân tạo rất đơn giản, thường dùng máy thu lượm để thu lượm phấn hoa, sau đó dùng máy thụ phấn hoặc bút lông, bàn chải bôi phấn hoa lên đầu nhụy cái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ