Tại sao lại phải phát triển ngành nông nghiệp ba sắc?

Nói đến nông nghiệp, tự nhiên nghĩ ngay đến những cây hoa màu xanh óng, những bông hoa rau cải dầu màu vàng óng ánh, những quả dưa hấu tròn trĩnh, những dãy cây nhỏ và cả những đàn bò dê, trên thảo nguyên… Đó là một ngành nông nghiệp màu xanh truyền thống, cũng gọi là “nông nghiệp lộ thiên”.

Nhưng, mấy năm gần đây, trên thế giới số lượng người ngày càng tăng nhanh, thêm vào đó là sự tàn phá của những tai họa thiên nhiên như bão lụt, hồng thủy, gió xoáy hạn hán… chỉ nhờ vào đất canh tác vốn có nuôi sống 5 tỉ người quả là ngày càng khó khăn. Hơn nữa cùng với sự phát triển công nghiệp hiện đại, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Con người cùng với sự phát triển ngành nông nghiệp màu xanh không thể không động não tìm cách khai thác nguồn thức ăn mới, như vậy ra đời ngành nông nghiệp màu trắng và nông nghiệp xanh lam.

Nông nghiệp màu trắng thực ra chính là nông nghiệp mô hình công nghiệp vi sinh vật mới ra đời. Chúng ta biết rằng trong giới tự nhiên có rất nhiều thể sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không thấy được – vi sinh vật, thông thường chỉ dưới kính hiển vi mới có thể thấy rõ diện mạo thực của chúng. Cho dù chúng nhỏ bé như vậy nhưng bản lĩnh lại rất lớn, những sản phẩm như rượu, sữa chua, bánh mì, bia, xì dầu, dấm… chúng ta ăn hàng ngày, uống hàng ngày đều là những kiệt tác của chúng. Nhân viên trong ngành nông nghiệp màu trắng mặc những bộ đồng phục trắng tinh, sử dụng sản phẩm nông lâm nghiệp, nước, gia súc trong môi trường tinh khiết, ngay cả những sản phẩm phụ của chúng, như thân rơm, bã mía, vỏ ngũ cốc, lõi ngô… đều nhờ sự lên men của vi sinh vật mà gia công thành, những sản phẩm thức ăn của người, thức ăn cho gia súc, thuốc men, phân bón, thuốc nông nghiệp sinh vật, vừa an toàn, vệ sinh lại vừa có màu sắc hương vị, để tăng tỉ lệ sản phẩm nông nghiệp. Có một số vi sinh vật bản thân chưa có protein phong phú, để chúng sinh trưởng, sinh sôi nhanh hơn trong nhà máy sẽ không ngừng cung cấp thức ăn cho chúng ta. Theo tính toán, một năm sản xuất 100 nghìn tấn protein đơn tế bào tương đương với 180 nghìn mẫu đất trồng đậu tương; cho dù dầu mỏ không thể ăn được nhưng cũng có thể thông qua nhà máy vi sinh vật sản xuất ra chất protein cung cấp cho con người. Do nhà máy này không bị hạn chế về khí hậu, thời gian, một năm bốn mùa đều có thể sản xuất, cho nên nó càng có tính ưu việt hơn ngành nông nghiệp xanh lục.

Nông nghiệp xanh lam thường lấy màu xanh của nước biển làm tượng trưng, cho nên còn gọi là “ngành công nghiệp thủy sản hải dương”. Biển chiếm 3/4 diện tích Trái Đất, trong biển có hơn 500 nghìn nguồn động thực vật nhưng nguồn động thực vật đã được phát hiện sử dụng ngày nay chưa đến 200 loài, vì vậy biển là một nông trường lớn có tiềm lực khai thác vô tận. Hiện nay các nước trên thế giới đều xây dựng kế hoạch khai thác biển, sử dụng kĩ thuật mới khống chế sự sinh trưởng sinh sôi của sinh vật biển, để biển trở thành nguồn nguyên liệu công nghiệp, thức ăn cho người, thức ăn cho gia súc, thuốc chữa bệnh cho nhân loại.

Thế kỉ XXI chính là thời đại nông nghiệp ba sắc – nông nghiệp xanh lục, nông nghiệp trắng, nông nghiệp xanh lam song song tiến bước. Đặc biệt là ngành nông nghiệp xanh lam và nông nghiệp trắng đã trở thành kho lương thực thứ hai của con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ