Tại sao nấm sinh trưởng không cần ánh sáng?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Nấm là tên gọi chung cho mấy loài thực khuẩn. Chúng chứa chất dinh dưỡng phong phú và nhiều loại axit amin, mùi vị thơm ngon được coi là “kho chất dinh dưỡng”, là một trong những thực phẩm được con người yêu thích.

Nấm lại là thực vật đặc biệt. Nói nó đặc biệt là xét về hình dáng bên ngoài của nó, có cây thẳng đẹp, có cây lại méo mó xấu xí, có cây to như cái chậu, có cây lại nhỏ như cái đinh mũ, có cây có vị thơm ngon như thịt gà, có cây lại cay… Nếu xét về tập tính sinh trưởng, nó cũng có những điểm khác nhau. Người xưa có câu “vạn vật sinh trưởng nhờ Mặt Trời”, nhưng nấm lại thích sinh trưởng trong bóng râm, không cần ánh sáng. Tại sao lại như vậy?

Nấm vốn là một loại thực khuẩn (ăn rỗng), tính hiếu kì, chúng không có chất diệp lục, không giống như những thực vật xanh khác nhờ sự quang hợp tạo ra chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng mà dựa vào tơ khuẩn phân giải, hấp thụ một số chất hữu cơ, chất khoáng trong chất cấy vi sinh vật để sinh sôi mạnh hơn. Do nấm có chức năng sinh lí và cấu tạo đặc biệt này nên nấm không cần ánh sáng mà vẫn có thể sinh trưởng bình thường.

Sự sinh trưởng của nấm có quan hệ phối hợp mật thiết với nguyên liệu chất cấy, thông thường lấy phân, cỏ chất đống đã lên men ở nhiệt độ cao, rơm cỏ thường là cỏ lúa, thân lúa mì đã phơi khô, phân thì quen dùng phân ngựa, phân bò, tỉ lệ của nó 6 : 4 hoặc 1 : 1 là tốt. Có một số nơi cũng dùng vỏ hạt bỏng làm nguyên liệu chất cấy vi sinh vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ