Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Cây đa là một loại cây cao to, xanh quanh năm, chịu được nhiệt độ cao, mưa to, độ ẩm không khí lớn, nó sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, thường thấy ở các rừng nhiệt đới thấp so với mặt biển và vùng đất ẩm ướt ở ven biển và các tam giác châu. Do quả của nó có vị ngọt nên những loại chim nhỏ rất thích ăn, những hạt cứng không thể tiêu hóa được sẽ theo phân chim rải đi khắp nơi, trên khắp các đỉnh tháp cổ, tường thành cổ và các ngôi nhà cổ ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới đều có thể thấy những cây đa nhỏ do loài chim nhỏ gieo hạt. Những cây đa nhỏ sinh trưởng trên những cây to trong các rừng nhiệt đới đa số cũng là do loài chim nhỏ gieo hạt.

Cây đa là loài cây trường thọ, sinh trưởng nhanh rễ cọc và cành của chúng rất phát triển. Trên thân chính và cành cây có rất nhiều mắt, chỗ nào cũng có những chiếc rễ phụ treo lơ lửng trong không trung giống như những chùm râu, những chiếc rễ phụ này sau khi gieo mình xuống đất cứ to dần lên thành một rễ trụ mới, những rễ này không phân nhánh và cũng không ra lá. Chức năng rễ phụ của cây đa cũng giống như các bộ rễ khác, phải hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời còn chống đỡ cho cành cây không ngừng phát triển rộng ra, khiến cho tán cây đa tỏa ra rất rộng. Người ta tính được, rễ trụ của một cây đa khổng lồ có thể đạt tới hơn 1.000 chiếc. Ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông có một cây đa cổ thụ, tán cây rộng hơn 6.000 m2. Dưới tán cây có hàng ngàn rễ trụ, giống như cả một khu rừng xum xuê. Do “cánh rừng” này không cách xa biển lắm nên trở thành nơi nghỉ ngơi của loài hạc lấy cá làm thức ăn, hình thành “thiên đường của loài chim” nổi tiếng.

Ngoài cây đa ra còn có nhiều loại cây có thể mọc rễ trụ như vậy nữa.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ